Niềm tin là một thành tố của tâm lý, ý thức, là sản phẩm hình thành từ tri thức. Vì vậy mà trình độ tri thức cao hay thấp, khoa học hay không khoa học sẽ quyết định tính chất, trình độ của niềm tin. Niềm tin có vai trò to lớn đối với cuộc sống con người. Ở một mức độ nào đó, có thể nói "mất niềm tin là mất tất cả". Niềm tin có đặc tính là vượt lên trên cá nhân, bởi nó đòi hỏi những giá trị tinh thần cao quý đứng trên cá nhân: Con người sống và hành động không chỉ vì bản thân mình mà còn vì người khác, vì cộng đồng, xã hội.
Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019
VIỆT NAM TIẾP TỤC CỬ SĨ QUAN THAM GIA LỰC LƯỢNG GÌN GIỮ HÒA BÌNH LIÊN HIỆP QUỐC
Chiều ngày 24-10-2019, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức trao Quyết định của Chủ tịch nước và giao nhiệm vụ cho 2 sĩ quan chuẩn bị đi làm nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Cùng với đó còn có 4 sĩ quan vừa kết thúc nhiệm kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng BCĐ Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc chủ trì Lễ trao quyết định.
NHẬN DIỆN LUẬN ĐIỆU XÓA BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Sắp diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch đang tấn công, đòi xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam.
Để tấn công vào Điều 4 của Hiến Pháp, lợi dụng tự do báo chí và sự rộng khắp của mạng truyền thông điện tử, các thế lực phản động trong và ngòai nước đã tung ra những phán xét hồ đồ, rằng: Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là “một sai lầm lịch sử”. Lẽ ra cuộc cách mạng năm 1945 và sau này nên đi theo con đường thỏa hiệp “hòa bình” để tránh đổ máu... Dường như các tác giả ấy đã không hiểu lịch sử hoặc cố tình không hiểu lịch sử hiện đại của đất nước từ đầu thế kỷ 20 đến nay, đã làm ngơ trước sự thật trước năm 1945, 95% dân số nước ta mù chữ, chính sách rượu cồn và thuốc phiện của thực dân Pháp đã đưa cả dân tộc đứng trước bờ của diệt vong. Đó là nạn đói năm 1945 do thực dân Pháp và phát-xít Nhật gây nên làm dân ta chết hai triệu người (gần 1/10 dân số cả nước)… Để cứu một dân tộc đang bị chết đói bởi sự cướp bóc dã man của kẻ xâm lược không thể là “thỏa hiệp”, chỉ duy nhất một con đường đó là tiến hành một cuộc cách mạng. Bằng triết lý ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cả dân tộc Việt Nam đứng lên làm cuộc cách mạng, đấu tranh giành quyền sống, quyền tự do, quyền được độc lập. Nhưng nếu họ cho rằng những người cộng sản không biết nhân nhượng với kẻ thù vì mục đích hòa bình thì lịch sử đã có sẵn câu trả lời rằng, đã từng có các bản “Hòa ước” và “Hiệp ước” do Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ động đưa ra với người Pháp để tìm kiếm cơ hội hòa bình nhưng không được. Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi tại sao Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946 lại có đoạn: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”. Khi muốn tấn công vào Điều 4 của Hiến pháp, họ cũng cần phải biết rõ ai là thủ phạm phá hoại Tổng tuyển cử hai miền Nam - Bắc và trì hoãn, ngăn cản ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, ai đã khiến cho cả dân tộc Việt nam không thể “thỏa hiệp”, phải kiên quyết tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng với bao nhiêu mất mát, hy sinh trong suốt 30 năm vì hòa bình, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU ĐLDT VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, nước ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và giải phóng dân tộc. Chính trong điều kiện đó, Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin, Người tìm thấy cơ sở lý luận chắc chắn cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản. Bác Hồ khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Tư tưởng đó đã được Đảng ta khẳng định, được cả dân tộc hưởng ứng và đi theo.
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Thế giới trong thế kỷ 21 tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường. Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn xẩy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng đa dạng và phức tạp.
Vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Dân tộc là vấn đề liên quan tới sự ổn định và phát triển của các quốc gia. Lịch sử và hiện tại ở một số quốc gia cho thấy, khi vấn đề dân tộc không được giải quyết thấu đáo sẽ tạo ra nguy cơ bùng phát tình trạng xung đột, ly khai. Cùng với các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc cũng là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế; là một tiêu chí để đánh giá mức độ tiến bộ, phát triển của một quốc gia.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)