Social Icons

Pages

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM - BƯỚC TIẾP DƯỚI CỜ ĐẢNG

Vì đất đai tiên tổ nằm trên vùng địa chính trị chiến lược nên thường xuyên có nhiều kẻ xâm lăng nhòm ngó. Từ xưa, cha ông ta luôn phải kết hợp hai việc lớn là đuổi giặc và dựng xây đất nước. Chính sách “Ngụ binh ư nông” (hòa bình thì người lính là “cựu chiến binh” về làm nghề nông, có chiến tranh thì lại xung quân đánh giặc) đã đáp ứng một cách tốt nhất với tình hình cả trước mắt lẫn lâu dài.
Chính sử kể lại nhiều tấm gương “cựu chiến binh” khi cần lại trở thành “tân chiến binh” tài năng, đảm lược, dũng khí, hoàn thành tuyệt vời sứ mệnh người lính tiên phong. Đó là danh tướng Lý Thường Kiệt. Năm 1082, triều đình yêu cầu ông thôi chức Thái úy để về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Với tài kinh bang tế thế, hàng chục năm trời ông cùng nhân dân làm cho vùng đất ấy hưng thịnh, giàu có. Phía Nam có giặc, vua Lý Nhân Tông mời ông trở lại điều binh khiển mã. Vượt qua tuổi tác, ông cầm quân giúp non nước thanh bình. Đó là Trần Khánh Dư, từng là tướng chỉ huy rồi về làm dân. Nhưng khi quân Nguyên lại sang, ông xung quân trở lại làm Phó đô tướng và lập công lớn. Đó là tướng quân Trần Nhật Duật, thắng giặc thì buông cung kiếm làm công tác đối ngoại, phiên dịch giúp vua Trần giao hảo lân bang…

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Thế nào là đạo đức?


Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
Đạo đức có thể được nhìn thấy theo các góc độ :
Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người hiểu biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao tốt đẹp.
Đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương, cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa.
Đạo đức của cả một xã hội thường được xét đến khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn.

“BỘ ĐỘI CỤ HỒ”


Làm gì có dân tộc nào tên thế giới mà cả nước gọi nhau là “đồng bào”, gọi lãnh tụ của mình là Bác, gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh của mình là “người anh Cả” và gọi người lính trong Quân đội của mình là “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là niềm tự hào, là giá trị độc đáo và biểu tượng thiêng liêng của dân tộc.
Tên gọi “Bộ đội Cụ Hồ” do nhân dân trìu mến gọi hàm ý biết bao sâu sắc. Danh xưng đó đã khiến những người lính Cụ Hồ mãi giữ được tuổi thanh xuân. Đó còn là niềm vinh dự cho Tổ quốc Việt Nam đối với toàn thế giới bởi lẽ tên gọi thân thương ấy đã nói đầy đủ được ý nghĩa của một đội quân “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân quên mình, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh”.

TÀI NGOẠI GIAO CỦA BÁC HỒ VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ

Bài viết dựa trên hồi ký của ông Nguyễn Đức Thụy (1910-1990). Ông là nhà cách mạng lão thành, từng giữ các trọng trách như vụ phó Vụ Hoa kiều Bộ Ngoại giao, ủy viên Ban Kinh tế Trung ương, Chánh văn phòng Ban Kinh tế Chính phủ.
Trong thời gian 1945-1946, ông Nguyễn Đức Thụy đã có dịp làm việc và gần gũi Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam DCCH, mà Hồ Chủ tịch là Bộ trưởng, và ông Nguyễn Đức Thụy cùng các ông Bùi Lâm, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Lưu và Tạ Quang Bửu giữ chức Tham nghị (tương đương Thứ trưởng, trợ lý Ngoại giao).
Trên cương vị một chứng nhân của lịch sử, một cộng sự của Hồ Chủ tịch, ông Nguyễn Đức Thụy đã để lại một số hồi tưởng về vị Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Ngoại giao. Tư liệu quý ấy hiện được gia đình ông gìn giữ, và là những minh chứng xác thực về con người và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch.

HIỂM HỌA TỪ CĂN BỆNH CÔNG THẦN VÀ KIÊU NGẠO

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vai trò của cán bộ, đảng viên vô cùng quan trọng. Họ là những người có đóng góp hết sức to lớn, đưa đất nước vượt qua các thời kỳ khó khăn, thử thách. Công sức của họ bỏ ra rất đáng trân trọng, đáng được ghi nhận. Đáng tiếc là hiện nay, một số cán bộ, đảng viên lại có tư tưởng “công thần”, kiêu ngạo, dẫn đến những việc làm đáng tiếc, gây phản ứng tiêu cực trong xã hội.

HÃY NÓI VÀ LÀM THEO NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

Hiện nay có tình trạng không ít chi bộ thôn, bản, khu dân cư duy trì sinh hoạt định kỳ chưa đều; cấp ủy chưa chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt, còn lúng túng trong điều hành; dự thảo nghị quyết còn chung chung, na ná nhau. Có những chi bộ hơn 10 đảng viên, nhưng cả buổi sinh hoạt chỉ 1-2 ý kiến đóng góp sơ sài, tựu trung là “nhất trí cao với dự thảo nghị quyết!”. Một số đảng viên không mang theo sổ ghi chép, ít phát biểu, thậm chí làm việc riêng, sử dụng điện thoại trong suốt buổi sinh hoạt… Có đảng viên khi đóng góp ý kiến thì không hiến kế, bàn giải pháp lãnh đạo mà nặng về kêu khó, kêu khổ, đề nghị được cấp trên giúp đỡ, quan tâm đầu tư…