Social Icons

Pages

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

"Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già vui mãi tuổi đôi mươi
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người".

Sáng Tháng Năm - Tố Hữu

NGƯỜI ĐIỆP VIÊN CÔNG GIÁO HUYỀN THOẠI

Lịch sử tình báo thế giới đã lưu danh rất nhiều điệp viên huyền thoại, nhưng nhiệm vụ mà nhà tình báo cách mạng Phạm Ngọc Thảo đã làm, đến nay vẫn được coi là “có một không hai”. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nhận định: "Anh Phạm Ngọc Thảo đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong công tác cách mạng của chúng ta".
Trong cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo”, nhà sử học người Mỹ Larry Berman đã dẫn lời điệp viên Phạm Xuân Ẩn: "Nhiệm vụ được giao cho Phạm Ngọc Thảo khác với nhiệm vụ của tôi. Ông ấy có nhiệm vụ làm mất ổn định của chế độ Diệm và vạch âm mưu đảo chính, còn tôi là một nhà tình báo chiến lược. Nhiệm vụ của ông Phạm Ngọc Thảo nguy hiểm hơn nhiệm vụ của tôi rất nhiều".
Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Phạm Ngọc Thảo là tấm gương thầm lặng hy sinh, trung thành với lý tưởng cách mạng đến phút giây cuối cùng. Đối với kẻ thù, khi tra tấn Phạm Ngọc Thảo đến chết, chúng vẫn không hay biết ông là điệp viên cộng sản. Ông được đồng bào, chiến sĩ cả nước biết đến nhiều hơn sau khi nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý viết tác phẩm “Ván bài lật ngửa” mà Phạm Ngọc Thảo là nguyên mẫu nhân vật chính.

VỊ TƯỚNG TRONG VAI CHIẾN SĨ TÌM HIỂU THỰC TẾ CHIẾN TRƯỜNG - CÓ 6 NGƯỜI EM RUỘT ĐỀU LÀ LIỆT SĨ

Sinh thời, Đại tướng Đoàn Khuê (1923-1999), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ít khi nói về chuyện riêng của gia đình mình.
Chuyện ông có 6 người em ruột: Đoàn Ngọc Anh, Đoàn Định, Đoàn Giao, Đoàn Văn Hà, Đoàn Cư, Đoàn Thị Tùng đều là liệt sĩ thì càng ít người biết.
Sau ngày ông mất, tên ông được đặt cho nhiều con đường ở các tỉnh thuộc Quân khu 5. Sở dĩ như vậy vì trong cuộc đời chiến đấu, ông gắn bó với Khu 5 gần một phần ba thế kỷ, từ thời làm Chính trị viên Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi rồi làm chính ủy nhiều trung đoàn và khi kết thúc kháng chiến chống Pháp là Phó chính ủy Sư đoàn 305.
Năm 1963, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta bước vào thời kỳ quyết liệt, ông được cử trở lại chiến trường với cương vị Phó chính ủy Quân khu 5. Ông đã cùng Bộ tư lệnh quân khu do đồng chí Chu Huy Mân đứng đầu thành lập các sư đoàn chủ lực Quân khu 5. Khu 5 trở thành địa phương “đi đầu diệt Mỹ” với những trận đánh, chiến dịch nổi tiếng.

“Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang" .


Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm bàn về đạo đức cách mạng, được viết vào tháng 12 năm 1958; trong lúc toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tập trung xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì có một số cán bộ, đảng viên của Đảng đã phai nhạt đạo đức cách mạng, biểu hiện kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại; lòng tham ham muốn danh lợi, địa vị cho riêng mình, không đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, không làm đúng với chính sách và nghị quyết của Đảng, lời nói không đi đôi với việc làm; xa rời quần chúng, không được quần chúng tin theo… đã trở ngại lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò quan trọng của phẩm chất đạo đức đối với người làm cách mạng, yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thường xuyên được giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, để trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tuyệt đối trung thành với Đảng, quyết tâm suốt đời phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng; vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân; thực hiện nghiêm chỉnh đường lối quan điểm, nghị quyết của Đảng, nêu cao tinh thần cách mạng; gương mẫu trong lối sống, sinh hoạt, lời nói đi đôi với việc làm, gặp việc khó không nản chí, đầu tầu làm trước để quần chúng noi theo, làm theo.

"HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG". NGƯỜI MỸ MUỐN ĐƯA MIỀN BẮC TRỞ VỀ THỜI KỲ ĐỒ ĐÁ NHƯNG NIỀM KIÊU HÃNH CỦA KHÔNG LỰC HOA KỲ ĐÃ VỀ THỜI KỲ ĐỒ NHÔM!

Người Việt Nam ta thật sự là chúa ở khả năng chơi chữ. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7-5-1954) đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại. Điện Biên Phủ trở thành một biểu tượng chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam thời hiện đại, là biểu tượng của tinh thần bất khuất Việt Nam, biểu tượng bất diệt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân ta đã ví von chiến thắng của quân, dân ta đối với cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của chính quyền Richard Nixon vào Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc XHCN vào tháng 12-1972 là "Điện Biên Phủ trên không". Đây là cuộc đụng đầu trực diện, mang ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta với lực lượng không quân chiến lược vô cùng hiện đại và mạnh mẽ của Mỹ. Những phương tiện chiến tranh tối tân bậc nhất đã thất bại trước sức mạnh to lớn của ý chí Việt Nam, của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam. Người Việt Nam bước vào cuộc đối đầu lịch sử, mạng theo cả hồn thiêng sông núi, khí phách của tiền nhân. Vít đầu giặc Mỹ xâm lược và dìm chúng xuống bùn đen vạn kiếp!

GIÁO DỤC NÂNG CAO CẢNH GIÁC KHI THAM GIA MẠNG XÃ HỘI ĐỂ PHÒNG CHỐNG NGUY CƠ "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn luôn câu kết chặt chẽ với nhau để thúc đẩy từ “diễn biến hòa bình” sang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, chống phá Đảng, Nhà nước với cấp độ và cường độ ngày càng quyết liệt, thâm hiểm hơn. Song mọi mưu mô xảo quyệt và thủ đoạn thâm hiểm của các thế lực thù địch có đạt được hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bản lĩnh, trí tuệ và kinh nghiệm của mỗi cá nhân đặc biệt khi tham gia đấu tranh trên mạng xã hội. Vì vậy, giáo dục nâng cao nhận thức nói chung, tham gia mạng xã hội nói riêng để đấu tranh trước các âm mưu, thủ đoạn chống phá mới của các thế lực, thù địch đối với cách mạng Việt Nam có ý nghĩa cấp bách.