Social Icons

Pages

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

HÀNH ĐỘNG COI THƯỜNG PHÁP LUẬT ĐÁNG BỊ LÊN ÁN

Image may contain: one or more people and outdoor
Sáng 08/02/2020, khoảng 150 giáo dân xứ Dũ Yên lấy cớ bảo vệ môi trường tụ tập gây rối, lôi kéo trẻ em làm bình phong để đối phó với lực lượng CSCĐ, mang theo cờ, băng rôn, loa phát các bài nhạc chế kéo đến khu công nghiệp Vũng Áng 1 để phản đối việc Công ty An Việt Phát sử dụng xỉ thép của Formosa san lấp mặt bằng triển khai dự án nhà máy chế biến lâm sản gỗ xuất khẩu.

Tuy nhiên, trước đó, nguồn gốc và kết quả kiểm định, phân tích các mẫu thu từ xỉ thép FHS đã được Bộ Xây dựng và các cơ quan kiểm định cho biết là đạt hợp quy chuẩn để làm vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng.

ĐỪNG ĐỂ “CON VI-RÚT” TIN GIẢ (FAKENEWS) DẮT MŨI BẠN

Image may contain: one or more peopleLiệu bạn có là “con nai vàng ngơ ngác” giữa vô vàn thông tin trên mạng xã hội ?
Việc tỉnh táo, có kỹ năng xử lý trước các luồng thông tin trên mạng đang ngày một trở thành một thứ vũ khí bảo bối bảo vệ công dân mạng trước những tác hại, xáo động tiêu cực đối với cuộc sống sinh hoạt và cả trong đời sống làm ăn kinh doanh, lao động, làm việc của mình. Nếu bạn là “Con nai vàng ngơ ngác” ngây thơ cả tin trước cơn bão muôn vàn thông tin tiếp nhận được thì sẽ vô cùng nguy hại.
Một ví dụ điển hình, khi dịch Corona lan rộng ở Trung Quốc và toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam, thì những ngộ nhận thông tin về loại vi rút này đã gây nên những hậu quả đáng tiếc và không đáng có.
Sự hiểu chưa đúng, chưa đủ về chủng mới của vi rút Corona đã khiến nhiều người có những cách phòng tránh bệnh dịch hết sức sai lầm, nguy hiểm. Như việc ngộ nhận việc dùng nước rửa tay khô là cách chống Corona hữu hiệu nhất khiến cho nhiều người đã đổ xô đi mua nước rửa tay khô để hoàng diệt con vi rút đáng sợ này. Vô tình khiến nước rửa tay khô cháy hàng, tăng giá chóng mặt. Thực ra nước rửa tay khô không phải là thứ cần thiết ở mọi nơi mọi lúc, mà chỉ nên dùng trong các cơ sở y tế, những nơi không có nước, lúc không thể dùng nước để rửa tay…

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

21 CÂU HỎI ĐÁP CỦA WHO VỀ CORONAVIRUS

No photo description available.Ngày 6.2, Bộ Y tế chính thức công bố 21 câu hỏi-đáp về coronavirus của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trong đó, ngoài việc hướng dẫn phòng ngừa coronavirus đúng cách, WHO đã trả lời rất rõ về loại vi rút corona mới cũng như có hay không mối liên quan của vi rút này với vi rút từng gây ra dịch SARS vào năm 2003, mức độ nguy hiểm như thế nào...
1. Vi rút corona là gì?
Vi rút corona là một họ vi rút lớn được tìm thấy ở cả động vật và người. Một số vi rút có thể gây bệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

2. Vi rút corona mới là gì?
Vi rút corona mới là một chủng mới của vi rút corona chưa từng xác định được ở người trước đây. Vi rút mới này hiện gọi là 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12.2019.

3. Vi rút mới này có giống như vi rút gây ra SARS không?
Không, vi rút nCoV cùng họ với vi rút gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) nhưng không phải là cùng một vi rút.

VIRUS CORONA KHÔNG PHẢI LÀ… CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG!

No photo description available.Tờ South China Morning Post đưa tin vi rút corona mới gây bệnh viêm phổi sau khi bùng phát tại tâm dịch ở Vũ Hán (Trung Quốc) cũng đã xuất hiện tại nhiều nước, trong đó đáng chú ý là ở khu vực châu Á. Virus Corona đã lây lan sang hơn một chục quốc gia, ở Đông Nam Á có Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nepal và Việt Nam…Điều đáng ngạc nhiên là có không ít người đã gắn dịch corona với kỳ thị về văn hóa và chính trị Trung Quốc.

VỤ ĐỒNG TÂM – NGUYỄN QUANG A VÀ CÁC NHÀ “DÂN CHỦ CUỘI”, DẤU ĐẦU HỞ ĐUÔI

Image may contain: 1 personTrên internet, MXH cho đến nay dư âm của vụ Đồng tâm (ĐT), Thạch thất, Hà Nội xung quanh chuyện đất cát cuối năm 2019- đầu năm 2020 vẫn đang âm ỷ. Nguyên nhân là mấy “thanh củi tươi” chưa bị cho vào lò vẫn cháy dở, trong đó có Nguyễn Quang A, Tương Lai. Chúng vẫn sống, hoạt động trên thế giới ảo (internet, MXH).
Vụ ĐT vốn đơn giản, chỉ là do một nhóm - Đồng thuận - do Lê Đình Kình và Lê Đình Công cầm đầu lấy cớ “đòi đất” để gây chuyện với cơ quan chức năng và chính quyền Hà Nội triển khai xây dựng sân bay quốc phòng Miếu Môn gây ra. Xin lưu ý rằng nhóm này không có đất ở đồng Sênh - ĐT… Còn 14 hộ có đất ở Đồng Sênh thì đã được đền bù theo luật định. Nhóm Đồng thuận đã có nhiều “sáng kiến”: cố "bé xé ra to”, móc nối với nhiều nhà dân chủ cuội trong và ngoài nước, trả lời các hãng thông tấn báo chí nước ngoài như BBC, RFA, RFI, VOA… để làm to chuyện.

ĐƯA TIN SAI SỰ THẬT VỀ DỊCH SẼ GÂY RA SỰ NHIỄU LOẠN THÔNG TIN

Image may contain: 1 person“Chặn tin từ MXH liệu có hiệu quả trong thời dịch bệnh” là tít bài mới đây xuất hiện trên trang mạng của đài RFA. Bài viết đặt vấn đề phản đối việc Việt Nam vừa thông qua Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, trong đó có quy định mức xử phạt hành vi lợi dụng MXH để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống. Bài viết cho rằng, ngay cả trong thời dịch bệnh thì cũng không nên chặn tin từ MXH.
Tìm hiểu vấn đề được biết, Thủ tướng chính phủ ký ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành vào ngày 15/4/2020. Điều 101 nghị định này quy định mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi bị cho lợi dụng MXH để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống. Đây là việc làm hoàn toàn bình thường nhưng từ việc đài RFA rút tít như thế này thấy có mấy điều.