Xét trên bình diện quốc gia, nước láng giềng, cũng nôm na theo cách ấy, là nước bên cạnh, nói chữ, thì là “lân quốc”.
Gần gũi, và cùng đó, là tử tế đến mức có thể tin cậy – ấy là bản chất của láng giềng, dù trên phương diện người, hay phương diện quốc gia. Chính thế, nói đến láng giềng, người Việt Nam thường gắn với câu tục ngữ “Tắt lửa, tối đèn có nhau” ai cũng thuộc.
Trong quan hệ cá nhân, có được láng giềng tốt bụng là quý lắm, được coi như sự may mắn.
Tục ngữ có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, hàm ý coi trọng huyết thống và đề cao đoàn kết giữa các thành viên trong dòng tộc. Nhưng, lại cũng tục ngữ có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, hiểu là không coi nhẹ tình anh em, nhưng anh em quá xa, dù thương, dù quý cũng chẳng có điều kiện giúp đỡ nhau như láng giềng gần vậy.
Vậy thì sao lại nói “Láng giềng ngày càng xa” ?
Là bởi, láng giềng mà hành xử không tử tế, đến mức đề phòng, cảnh giác nhau mọi bề…thì là xa chứ còn gì?
Trên bình diện quốc gia, thời nay, giữa các nước được coi là láng giềng thực sự phải có cái gọi là “niềm tin chính trị”. Không được thể, coi như bất hạnh.
Thí dụ, làm láng giềng với Trung Quốc thì quá chán!