Social Icons

Pages

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

SỰ THẬT VỀ COVID-19 Ủ BỆNH 24 NGÀY

Image may contain: 2 people, textGần đây có tin nói rằng thời gian ủ bệnh của Covid-19 có thể lên đến 24 ngày. Tin này làm cho rất nhiều người lo lắng. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra: vậy thì cách ly 14 ngày đã đủ chưa? Nhỡ may một người ủ bệnh 24 ngày thì trong 24 ngày đó họ đã tiếp xúc và lây nhiễm cho biết bao nhiêu người?
Lần tìm lại các bài báo cả Việt Nam lẫn nước ngoài xung quanh chủ đề về thời gian ủ bệnh Covid-19 24 ngày thì hoá ra sự thật không đáng lo ngại lắm, có thể tóm tắt như sau:
1) Nguồn gốc ban đầu là từ một báo cáo nghiên cứu về coronavirus của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc, do ông Zhong Nanshan (Trung Nam Sơn) lãnh đạo. Nghiên cứu dựa trên mẫu 1.099 bệnh nhân coronavirus được chọn từ 552 bệnh viện trên khắp Trung Quốc (bao gồm 43.95% bệnh nhân ở Vũ Hán). Trong số 1.099 bệnh nhân này có một người khai là ủ bệnh 24 ngày, thời gian ủ bệnh trung bình của cá 1.099 ca là 3 ngày.

LẠI CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC, XẢO TRÁ

No photo description available.Vụ án giết người, chống người thi hành công vụ và tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Đồng Tâm trải qua đã hơn một tháng. Những sự thật trong vụ án đang từng bước được làm rõ. Tuy nhiên, đám dân chủ giả cầy vẫn ngày đêm thương vay, khóc mướn cho Lê Đình Kình và nhóm đối tượng có hành vi phạm tội.
Mới đây, tổ chức gọi là “NXB Tự do” đã phát hành tài liệu “Cánh Đồng Sênh: Báo Cáo Về Vụ Tấn Công vào xã Đồng Tâm” dài 64 trang với hai thứ tiếng Anh - Việt. Trong phần mở đầu bản báo cáo có viết rằng: “Bản báo cáo đưa ra kết luận rằng đây có thể là vụ cưỡng chế đất đai đẫm máu và có quy mô lớn nhất tại Việt Nam suốt 10 năm trở lại đây; đồng thời cũng nêu bật lên tình trạng bạo hành và lộng quyền của lực lượng công an, cũng như khái niệm đầy mâu thuẫn - quyền sở hữu toàn dân về đất đai” tại Việt Nam.”

Láng giềng ngày càng xa?

Xét trên bình diện quốc gia, nước láng giềng, cũng nôm na theo cách ấy, là nước bên cạnh, nói chữ, thì là “lân quốc”.
Gần gũi, và cùng đó, là tử tế đến mức có thể tin cậy – ấy là bản chất của láng giềng, dù trên phương diện người, hay phương diện quốc gia. Chính thế, nói đến láng giềng, người Việt Nam thường gắn với câu tục ngữ “Tắt lửa, tối đèn có nhau” ai cũng thuộc.
Trong quan hệ cá nhân, có được láng giềng tốt bụng là quý lắm, được coi như sự may mắn.
Tục ngữ có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, hàm ý coi trọng huyết thống và đề cao đoàn kết giữa các thành viên trong dòng tộc. Nhưng, lại cũng tục ngữ có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, hiểu là không coi nhẹ tình anh em, nhưng anh em quá xa, dù thương, dù quý cũng chẳng có điều kiện giúp đỡ nhau như láng giềng gần vậy.
Vậy thì sao lại nói “Láng giềng ngày càng xa” ?
Là bởi, láng giềng mà hành xử không tử tế, đến mức đề phòng, cảnh giác nhau mọi bề…thì là xa chứ còn gì?
Trên bình diện quốc gia, thời nay, giữa các nước được coi là láng giềng thực sự phải có cái gọi là “niềm tin chính trị”. Không được thể, coi như bất hạnh.
Thí dụ, làm láng giềng với Trung Quốc thì quá chán!

Ba luồng quan điểm về hiệp định EVFTA trong giới chống Cộng

Image may contain: textTrong hai năm 2017 và 2018, các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đã tỏ thái độ với hiệp định EVFTA theo 3 hướng khác nhau.
Nhóm thứ nhất – đòi hủy toàn bộ hiệp định EVFTA – quy tụ Việt Tân và hàng chục tổ chức thân hữu, bao gồm Hội Anh em Dân chủ. Chẳng hạn, trong kiến nghị mang tên “Không giao thương với chế độ thiếu tự do”, đề ngày 06/06/2018, họ đòi EU không mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam trước khi Việt Nam “thả hết các tù nhân chính trị”, “tuyệt đối tôn trọng quyền tự do hội họp và tự do thông tin”.
Nhóm thứ hai – tiếp cận EVFTA theo lối “vừa đánh vừa đàm” – quy tụ VETO, Hội Nhà báo Độc lập, Lao Động Việt, VOICE, Green Trees, Nhật ký Yêu nước… Chẳng hạn, trong “Tuyên bố chung của XHDS độc lập gửi EU” (23/02/2017); cùng các bài viết của Thục Quyên, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Anh Tuấn; các tổ chức này đòi EU gây sức ép, buộc Việt Nam công nhận quyền tự do hội họp và cho “xã hội dân sự độc lập” tham gia giám sát vấn đề nhân quyền trong Hiệp định, trước khi Hiệp định được thông qua.

Đừng làm kẻ "ăn cháo đá bát"

Image may contain: 1 person, foodNhững ngày này cả nước đang căng sức phòng chống dịch nCoV, báo chí chính thống thì tuyên truyền cách thức phòng chống dịch an toàn cho mọi người, hầu hết mọi người dân đều tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng. Ấy vậy mà vẫn có người vẫn rất vô tư đưa tin, bài viết và bình luận với nhiều góc nhìn khác nhau, có người còn cố tình nhắm mắt nói liều đưa tin với mục đích câu view để nói xấu chế độ, bêu xấu nhà nước trong khi bản thân đang được hưởng thụ những gì tốt nhất mà chế độ đem lại; quả đúng như câu ca của các cụ rằng những người đó thuộc loại “ăn cháo đá bát”.
Tôi muốn nói điều đó bởi tôi vừa đọc bài “Tiếng pháo & tiếng cú” của Tưởng Năng Tiến (TNT), cũng ra vẻ là người có ngòi bút sắc bén, song thông tin xuyên tạc sự thật với ý đồ rất xấu xa.

Chiến tranh biên giới 1979 – những cách nhìn khác từ phía Trung Quốc

Image may contain: 1 person, outdoorĐến nay, ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận rõ sự thực, dũng cảm nói lên những tiếng nói phản bác lại những điều mà họ đã ngộ nhận, công bố và phân tích về những thực tế phũ phàng của “cuộc chiến tranh vô nghĩa” trái đạo lý ấy.…
Trung Quốc huy động một lực lượng lớn nhiều quân đoàn chủ lực với sự yểm trợ của xe tăng, trọng pháo ồ ạt mở cuộc tiến công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta ngày 17/2/1979. Luận điệu mà chính quyền Trung Quốc đưa ra khi đó là họ tiến hành cái gọi là “Đối Việt tự vệ phản kích chiến” (Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam) là để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”….Rằng họ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó; rằng cuộc chiến “phản kích tự vệ” đó đã đạt được mục đích đề ra”….Tuy nhiên, đến nay, ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận rõ sự thực, dũng cảm nói lên những tiếng nói phản bác lại những điều mà họ đã ngộ nhận, công bố và phân tích về những thực tế phũ phàng của “cuộc chiến tranh vô nghĩa” trái đạo lý ấy.…