Social Icons

Pages

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Xúc động tấm lòng cô gái khuyết tật ủng hộ quỹ chống dịch COVID-19

Dù bị khuyết tật nhưng Đặng Thị Phương (SN 1988, xóm 7, xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) đã không ngại vượt quãng đường xa đến ủng hộ quỹ phòng chống dịch COVID-19. Cô gái “tàn nhưng không phế” này khiến nhiều người vô cùng cảm phục.
Sinh ra đã bị thiếu tháng, đi lại, nói năng khó khăn nhưng Đặng Thị Phương luôn sống tích cực, lạc quan. 10 tuổi, Phương mới đi học lớp 1. Thua thiệt bạn bè mọi mặt nhưng chưa bao giờ

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG THÔNG TƯ SỐ 16/2020/TT-BQP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG

Ngày 21/2/2020, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng Ngô Xuân lịch đã ký ban hành Thông tư số 16/2020/TT-BQP quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng để thay thế cho Thông tư số 192/2016/TT-BQP ngày 26/11/2016 của Bộ Quốc phòng và có hiệu lực từ ngày 08/4/2020.
1️⃣Một là: Bổ sung một điều “Các quy định chung” để giải thích một số từ ngữ cụ thể (Điều 3).
2️⃣Hai là: Ngoài 9 nguyên tắc xử lý kỷ luật quy định tại Thông tư 192/2016/TT-BQP thì Thông tư 16/2020/TT-BQP bổ sung thêm một nguyên tắc thứ mười quy định tại Điều 4 là: “Người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan, đơn vị không giảm quân số quản lý mà chuyển hồ sơ vi phạm sang Cơ quan điều tra trong Quân đội để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị tòa án xét xử và tuyên phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì chỉ giải quyết chế độ, chính sách khi đã có quyết định thi hành án của Tòa án”.

"Bộ não" điều trị Covid-19 của Việt Nam

Trong hình ảnh có thể có: 1 ngườiHôm bệnh nhân 19 (bác của bệnh nhân 17) trở bệnh rất nặng, ai cũng nghĩ là khó qua khỏi.
Nhưng khi GS.TS Nguyễn Gia Bình, chuyên gia hàng đầu về hồi sức cấp cứu hỗ trợ thì bệnh nhân đã phục hồi ngoạn mục. Cho đến hôm nay, bệnh nhân đã cai được ECMO và có sức khỏe tiến triển tốt.
GS Bình là một trong những thành viên của Tiểu Ban điều trị mà Bộ Y tế triệu tập gồm các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam.
Đây được coi là "bộ não" của hoạt động điều trị Covid-19 hiện nay.

Cách ly xã hội xin đừng chủ quan !

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và ngoài trờiHôm nay, ngày thứ 9 Hà Nội và cả nước thực hiện Chỉ thị 16 về cách ly toàn xã hội của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch Covid-19. Nếu như những ngày đầu, những tuyến phố Hà Nội vắng bóng người, các ngôi nhà đóng cửa im phăng phắc thì mấy hôm nay, nhiều con đường bỗng trở nên đông đúc lạ thường, dù vẫn trong thời gian cách ly toàn xã hội.

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA (09/4/1956)

Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang đứng“… Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không có sai lầm mà thôi. Nhưng làm việc mà có sai lầm còn hơn là sợ sai lầm mà khoanh tay ngồi không…".
************
Đó là đoạn trích trong bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị tổng kết công tác bình dân học vụ toàn miền Bắc năm 1956. Sau những sai lầm về cải cách ruộng đất, uy tín của Đảng ta phần nào bị giảm sút, Bác Hồ đã thay mặt Đảng, Chính phủ thẳng thắn nhận khuyết điểm trước Quốc hội. Nước mắt Người đã rơi trước những khuyết điểm do chủ quan, thiếu lắng nghe nhân dân, thiếu sâu sát thực tiễn cơ sở. Trước quốc dân đồng bào, Người không ngần ngại công khai khuyết điểm của Đảng, của Bác với tư cách người lãnh đạo cao nhất.
Quan điểm của Bác là cần công khai khuyết điểm, công khai để nhận lỗi, thêm quyết tâm sửa lỗi. Lịch sử đã chứng minh: Đảng ta ngày một lớn mạnh sau những lần công khai thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm, để đề ra được những quyết sách lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên, giành được những thắng lợi mới.
Đối với mỗi người, nhất là đối với người cán bộ, đảng viên, nếu có trách nhiệm với tổ chức, gia đình, bản thân thì trách nhiệm đó phải được biểu hiện bằng chính việc làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình những trọng trách cụ thể, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không thể né tránh, thoái thác. Ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân là sự tự ý thức về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”. Phải dũng cảm, kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình, cầu thị, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, phấn đấu vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Học tập và làm theo lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam phải luôn phát huy tinh thần, trách nhiệm, ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, chuyên môn, triệt để chấp hành điều lệnh, điều lệ, không ngừng rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và tác phong chính quy, thực hiện làm việc theo chức trách, hành động theo điều lệnh. Trong tổ chức thực hiện, phải luôn đề cao và phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, lấy hiệu quả công việc làm căn cứ quan trọng, là thước đo đánh giá trình độ, năng lực, trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân.

Khó vạn lần dân liệu cũng xong

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứngMột trong những nguyên nhân quan trọng nhất giúp Việt Nam giành được thành công bước đầu rất quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đó là sự đồng lòng, tin tưởng của người dân vào những quyết sách của chính phủ, còn chính phủ đã hành động rất quyết liệt vì người dân. Đó là ý kiến của Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới Việt Nam.
Ở Việt Nam có lẽ ai cũng biết câu “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, một câu thơ nổi tiếng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc tới khi nói về sức mạnh dân tộc. Chân lý này đã nhiều lần được chứng minh trong lịch sử và nay lại được thể hiện một cách sinh động trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam trong những ngày vừa qua.
Khi bệnh dịch bắt đầu lây lan sang Việt Nam vào khoảng cuối tháng 1/2020, đã xuất hiện tâm lý hoang mang trong cộng đồng trước những thông tin chết chóc từ Vũ Hán. MXH cũng làm cho tình hình phức tạp hơn với những tin giả, tin đồn không được kiểm chứng. Cả hệ thống chính trị ở Việt Nam đã nhanh chóng vào cuộc. Một cuộc chiến đã bắt đầu, một cuộc chiến vì người dân với tinh thần coi “sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết”, “sẵn sàng hy sinh tăng trưởng trong ngắn hạn để bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân”. Một cuộc chiến không vì những lời khen, thành tích để mị dân hay xuất phát từ những mưu toan chính trị nào đó.
Người dân Việt Nam đã đáp lại những nỗ lực hành động vì người dân của chính phủ bằng việc thực hiện nghiêm những quyết sách của Chỉnh phủ về phòng chống dịch và bằng sự tin tưởng, ủng hộ cả về tinh thần và vật chất. Phong trào quyên góp ủng hộ cuộc chiến chống dịch thu hút sự đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, từ cán bộ, công nhân, viên chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, văn nghệ sĩ đến sinh viên, học sinh và thậm chí cả những người xưa nay vẫn được coi là có hoàn cảnh khó khăn. Có gì cảm động bằng hình ảnh của những bà mẹ liệt sỹ, những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa dùng tiền tiết kiệm nhiều năm của mình, thậm chí cả đôi nhẫn vàng kỷ vật của mình để ủng hộ nhà nước chống dịch bệnh hay những em nhỏ mang hết số tiền tiết kiệm ít ỏi để mua khẩu trang cho mọi người.
Cộng đồng mạng cũng góp phần không nhỏ vào những nỗ lực chung chống lại dịch bệnh Covid. Thông tin cập nhật về tình hình và những biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền trong hơn hai tháng qua đã được lan truyền hiệu quả hơn đến toàn bộ người dân nhờ hơn 60 triệu người sử dụng MXH ở Việt Nam. Những bài thơ, bài hát biểu lộ sự đồng tình, ủng hộ của người dân đối với Đảng, Nhà nước được lan tỏa rộng rãi trên các trang MXH, tạo nên những hiệu ứng tích cực trong xã hội. Cộng đồng mạng cũng ủng hộ chính quyền có những biển pháp xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi cố tình đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh, gây tâm lí hoang mang trong người dân, làm ảnh hưởng đến nỗ lực chung của cả nước trong cuộc chiến chung của toàn xã hội.
Như lời của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam đã và đang kiểm soát được dịch bệnh, đặc biệt và trên hết là nhờ có sự tham gia của nhân dân với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch”.
Tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Ở Việt Nam, cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đang bước vào giai đoạn quyết định. Khó khăn vẫn còn ở phía trước. Nhưng khó khăn đến vạn lần thì dân liệu vẫn xong.