Social Icons

Pages

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

LỐI ÁP ĐẶT LỖI THỜI

 


Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bất mãn và cơ hội chính trị nhằm ngăn cản nỗ lực phát triển của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, việc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được xem như “căn bệnh quy chụp mãn tính”, với mục tiêu sâu xa là gây mất ổn định về chính trị, gây chia rẽ nội bộ, khiến nhân dân hoang mang, dao động về tương lai của đất nước.

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

 

LẠI TRÒ HỀ CỦA VỊT TÂN!!!

Tôi không có ý định viết về những trò hề của Việt Tân, bởi nói về bọn này có nhiều, nhiều hơn nữa thì chúng cũng không bao giờ thay đổi lập trường chống phá công cuộc đổi mới đất nước mà nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang đẩy mạnh với một khát vọng hùng cường. Nhưng ngẫm nghĩ thì cũng cần trải lòng đôi dòng về những trò hề của Việt Tân, để những ai còn đang trong cơn mê ngủ, tấu hài theo câu chuyện nực cười của chúng, hãy “tỉnh” lại, đi đúng con đường “chính đạo”.

Trên trang phản động Việt Tân đang rêu rao cái gọi là giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2021 với kiểu cách giật tít rất kêu giống mấy anh lều báo: Nghĩa đồng bào trong cơn đại dịch, mà mục đích như chúng nói là “để vinh danh những hoạt động cứu trợ dân nghèo trong đại dịch Covid-19 vừa qua bị chính quyền bỏ rơi”. Đúng là quân bố láo ăn cắp, với trò hề bỉ ổi.

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

 

TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THEO NHỮNG CHỈ DẪN CỦA PH.ĂNGGHEN


PH.ĂNGGHEN
Trong những ngày tháng 11/2021 này, cả nhân loại tiến bộ và những người cộng sản chân chính long trọng kỷ niệm 201 năm Ngày sinh Ph.Ăngghen (28/11/1820), nhà lý luận lỗi lạc, chiến sĩ cách mạng kiên cường, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân toàn thế giới. Tìm hiểu về vai trò và những cống hiến của Ph.Ăngghen, xin được khái quát những nét cơ bản dù chưa thật sự đầy đủ (nhưng cũng không có ý tầm thường hóa) về những chỉ dẫn có ý nghĩa nổi bật của Ph.Ăngghen, để củng cố thêm niềm tin khoa học, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 GÓC PHẢN BIỆN!

Tại Hội thảo giáo dục 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21/11, giáo sư Trần Ngọc Thêm, giáo sư đầu ngành của cả nước về văn hóa học, đặc biệt chuyên sâu về văn hóa Việt Nam đã đề nghị: Khái niệm “trồng người”, quan điểm “tiên học lễ, hậu học văn”… không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay. Bởi vì, theo GS tính thụ động trong giáo dục Việt Nam thể hiện đậm đặc qua khái niệm “trồng người,” tính phục tùng “tiên học lễ, hậu học văn” kiềm chế con người sáng tạo. Vì thế không nên tiếp tục sử dụng rộng rãi các quan điểm này.
Xin cùng trao đổi một số nội dung:
1. Thứ nhất, không nên lấy mục đích của đổi mới trên cơ sở triết lý GD mới để xét lại, phủ định (không nên tiếp tục sử dụng; hoàn thành sứ mệnh; hết giá trị lịch sử-như lời GS) những định đề phản ánh giá trị truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của dân tộc. Đổi mới gì thì đổi mới phải có kế thừa và phát triển. Theo đó, cần phát triển quan niệm “trồng người”, “tiên học lễ, hậu học văn” trong điều kiện, hoàn cảnh mới với những biểu hiện giá trị mới; chứ không phải phủ định sạch trơn. Cắt nghĩa rời rạc từ ngữ và cố áp đặt nó trong điều kiện mới rồi cho nó không còn giá trị, sẽ không bao giờ là tư duy biện chứng theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Phương pháp đã sai thì kết quả tất yếu cũng sẽ không chuẩn xác với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

"VĂN HÓA LÀ MỘT THƯỢNG TẦNG KIẾN TRÚC"

 


Năm 1988, khi bàn về văn hóa, Tổng Giám đốc Tổ chức UNESCO Federico Mayor khẳng định rằng: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”(1).

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO KHOAN DUNG, ĐỘ LƯỢNG – NGUỒN SỨC MẠNH QUY TỤ, CHUYỂN HÓA

 


Nhà lãnh đạo chính trị Hồ Chí Minh không chỉ được yêu mến, ca ngợi bởi tư tưởng, đạo đức của Người, mà còn bởi phong cách, trong đó có phong cách lãnh đạo rất đặc biệt của Người.