Social Icons

Pages

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023

Nhận diện và đấu tranh chống âm mưu tách rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin

 

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá rất cao vai trò, tầm vóc của chủ nghĩa Mác-Lênin và luôn khẳng định là một người mácxít-lêninít. Trong âm mưu, thủ đoạn tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, các thế lực thù địch, phản động đã rất tinh vi, xảo quyệt khi âm mưu tách rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin. Đấu tranh phản bác âm mưu này là một việc làm thiết thực để góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) thông qua đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”(1). Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đã minh chứng rằng, nhờ có chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dẫn đường, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập dân tộc và đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn cách mạng cũng cho thấy, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hai cấu phần hợp thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và hai yếu tố này có quan hệ hữu cơ với nhau, không thể thiếu một yếu tố nào.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023


 

 KHÁT VỌNG CỐNG HIẾN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chi Minh căn dặn “Thanh niên phải chọn cho mình “niềm tin hòn đá tảng” là niềm tin chính trị, niềm tin với Đảng, về một đất nước ấm no, hạnh phúc. Nếu không có niềm tin hòn đá tảng đó thì không có khát vọng cống hiến. Ngược lại, khi niềm tin càng lớn thì khát vọng càng cháy bỏng”.
Nếu đặt câu hỏi “khát vọng, lẽ sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì?”, có lẽ câu trả lời được thể hiện rõ nét nhất trong chính những hành động hằng ngày của mỗi bạn thanh niên; đó là tinh thần tận hiến vì quê hương, góp phần dựng xây đất nước giàu mạnh, hùng cường. Tinh thần ấy được tiếp nối từ truyền thống lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, bắt đầu từ khí phách của Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan, Trần Quốc Toản,... Những năm đầu của thế kỷ XX, hành trình ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành, đến khi trở thành lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này, đã kiến tạo nên “Mặt trời chân lý”, được hiện thực hóa bằng những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam, và được trao truyền cho những người trẻ thế hệ sau tiếp bước.

 Nhận thức đúng giá trị của Chiến thắng 30-4-1975: Cơ sở của đạo đức, nhân cách và trí tuệ của người Việt Nam

Đất nước ta đang trong dịp kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2023). Gần đến dịp kỷ niệm, thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ suy thoái tư tưởng chính trị đã tung ra những thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc phủ nhận giá trị, bản chất của Chiến thắng 30-4-1975 trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Họ cho rằng, ngày 30-4-1975 là “ngày kết thúc của một cuộc nội chiến tương tàn”, “ngày ghi dấu ấn trong lịch sử khi dân tộc Việt Nam chia làm hai nửa “bên thắng cuộc” và “bên thua cuộc”... Vậy sự thật, bản chất của Chiến thắng 30-4-1975 là như thế nào?

 “ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ, ĐA ĐẢNG ĐỐI LẬP” KHÔNG PHẢI LÀ LỰA CHỌN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Đấu tranh phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị, trong đó có các phần tử tuyên truyền chống phá bằng luận điệu “đa nguyên, đa đảng” ở Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách, là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Trong đó, các tổ chức, lực lượng và mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội giữ vai trò là lực lượng xung kích và nòng cốt.

 Trường Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam

Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển từ ngàn đời của dân tộc ta. Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.260 km, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang; trung bình, cứ 100 km2 đất liền thì có 1 km bờ biển (trung bình của thế giới là 600 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, chiếm khoảng 30% diện tích biển Đông; diện tích biển gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Chính vì vậy, biển, đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng CNXH, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước và an ninh, chính trị.