Social Icons

Pages

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

 KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO VỆ CÁN BỘ “6 DÁM” - TƯ DUY ĐỘT PHÁ CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ

Khuyến khích và bảo vệ cán bộ “6 dám” là tư duy đột phá của Đảng ta về công tác cán bộ. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ “6 dám” vừa là nhiệm vụ then chốt, vừa là mục tiêu, động lực to lớn quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Đồng thời, cung cấp luận cứ khoa học trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung, quan điểm của Đảng về công tác cán bộ nói riêng.

 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC BẢN CHẤT KHOA HỌC, CÁCH MẠNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã xác định chủ nghĩa Mác - Lênin là cốt, là gốc, là nền tảng tư tưởng và luôn xác định bảo vệ nền tảng tư tưởng đó, coi việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ trọng yếu, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), Đảng ta khẳng định rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”(1). Luận điểm này đã tiếp tục được khẳng định trong các văn kiện qua các kỳ Đại hội của Đảng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nêu rõ: “Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn”(2). Dựa trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số biện pháp nhận diện và đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

 KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm triết học, kinh tế chính trị, xã hội, là học thuyết khoa học về sự phát triển lịch sử tự nhiện của nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cụ thể của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân tộc và nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn đất nước để đề ra cương lĩnh chính trị đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân”[1].

 KIÊN ĐỊNH CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG MỌI ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH

Từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào thì con đường chủ nghĩa xã hội được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa.

KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ “NGÀY QUỐC HẬN”


Trước những âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chúng ta cần phải nhìn nhận trên phương diện khách quan của lịch sử, tôn trọng, bảo vệ sự thật, chân lý, phản bác những luận điệu xuyên tạc, phi lịch sử về Ngày giải phóng đất nước 30 tháng 4 năm 1975.

Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã lợi dụng, nhân danh “quyền tự do ngôn luận” để thành lập các hội, nhóm, trang thông tin nhằm đăng tải, chia sẻ các tin, bài, video, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, nhằm chống phá, bôi nhọ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Một tổ chức phản động với tên gọi “Con đường nào cho Đông Lào” xuất hiện trên ứng dụng Facebook, nhân danh là “người đi tìm công lý” được sự tiếp sức, tài trợ của thế lực thù địch nước ngoài. Họ đưa ra lập luận, “30-4 nên gọi là ngày gì? Nếu dùng khái niệm “giải phóng” thì hơi bị trừu tượng. Giải phóng khỏi cái gì? Ngày 30-4-1975 không phải là ngày thống nhất đất nước, vì vẫn còn hai nước Việt Nam”. “Từ năm 1973 - 1975, bản chất cuộc chiến không còn là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước” mà thực ra là người Việt đánh người Việt, sao gọi là giải phóng?”. Nghiêm trọng hơn, họ bôi đen lịch sử bằng những từ ngữ cổ súy gọi tháng 4-1975 là “Tháng Tư đen” và ngày 30-4-1975 là “Ngày quốc hận”... Những từ ngữ này được họ viết đi viết lại nhiều lần, “bóc trần sự thật” một cách tự diễn biến, nhằm kích động hận thù dân tộc.

 KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

CỦA ĐẠI THẮNG 30/4/1975

Đã thành thông lệ, vào dịp tháng Tư hằng năm, các thế lực thù địch cố tình tuyên truyền những luận điệu chống phá thâm độc. Điển hình là trên một số trang mạng, tài khoản như: Việt Tân, Chân trời mới Media, BBC News Tiếng Việt, RFAVietnam, tiengdanbao... các phần tử phản động ra sức phát tán tin, bài xuyên tạc lịch sử, với cách nhìn sai lệch, hằn học về Ngày Thống nhất đất nước. Chúng cho rằng, “Ngày 30/4/1975 là dấu mốc gây chia rẽ dân tộc”; theo chúng, “có thể dùng các biện pháp hòa bình để thống nhất đất nước”, hoặc “cứ để hai miền Bắc - Nam theo hai chế độ khác nhau thì đất nước sẽ phát triển hơn”… nhằm xuyên tạc tính chất, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, kích động sự thù hận còn rơi rớt lại ở số ít người vẫn luyến tiếc thân phận làm tay sai cho đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, những luận điệu xuyên tạc, phiến diện nói trên chỉ là những tiếng kêu lạc lõng, không làm thay đổi tầm vóc, ý nghĩa và giá trị của Ngày Thống nhất đất nước 30/4.