Tổng kết thực tiễn
hoạt động lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay, “Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Bổ sung,
phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng
(1). Đây là một luận điểm cực kỳ quan trọng được khái quát, rút ra từ thực tiễn
phong phú, sinh động của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nó chỉ ra nguồn gốc sâu xa của mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, được lý
luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, chỉ lối.
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015
Cảnh giác với những âm mưu phá hoại trước thềm đại hội Đảng các cấp
QĐND - Mỗi khi đất nước ta chuẩn bị tổ chức các sự kiện lớn, các thế lực thù địch, phản động ở ngoài nước lại tăng cường câu kết với các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong nước ra sức chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, nham hiểm. Đặc biệt là trước mỗi dịp đại hội Đảng các cấp, sự chống phá này ngày càng gia tăng, quyết liệt.
Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015
KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Noi gương Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, được lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin soi đường, những người cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã sớm tìm ra cho dân tộc ta con đường đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử nhân loại, đó là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Chính cương sách lược vắn tắt của Đảng khi mới thành lập đã chỉ rõ: Cách mạng Việt Nam là “ Cách mạng tư sản dân quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo, đánh đổ đế quốc và phong kiến giành độc lập dân tộc và người cày có ruộng”. Luận cương Tháng 10 năm 1930 của Đảng tiếp tục khẳng định: “ Xứ Đông Dương sẽ nhờ vô sản giai cấp chuyên chánh các nước giúp sức cho mà phát triển bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”1
Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015
KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN NAY
* Nguyễn Văn Kỷ
Ngày nay, trước sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học- công
nghệ hiện đại và toàn cầu hóa đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội loài người,
nhất là ở các nước tư bản phát triển làm cho giai cấp công nhân trải qua những
biến động cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng.
Những biến đổi về cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp của giai cấp công nhân diễn ra theo chiều hướng tăng tỉ lệ công nhân “áo trắng cổ cồn” trong các ngành dịch vụ và các ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng công nghệ cao, giảm tỉ lệ “ công nhân cổ xanh” ở các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống.
Những biến đổi về cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp của giai cấp công nhân diễn ra theo chiều hướng tăng tỉ lệ công nhân “áo trắng cổ cồn” trong các ngành dịch vụ và các ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng công nghệ cao, giảm tỉ lệ “ công nhân cổ xanh” ở các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống.
SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU PHẢI CHĂNG DO CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN?
Bước vào thời kỳ cuối những năm 80 đầu năm 90 của thế kỷ XX, một loạt các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào cuộc tổng khủng hoảng sâu sắc dẫn tới thay đổi thể chế chính trị từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản, tại sao lại như vậy, có phải chủ nghĩa Mác-Lê nin đã lỗi thời cần phải xoá bỏ như những thế lực phản động từng rêu rao.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân của sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu và đều có chung một nhận xét, nguyên nhân không ai khác, ngoài sự tiến công bằng chiến lược diễn biễn hoà bình của các thế lực thù địch từ bên ngoài vào Liên Xô và Đông Âu thì một trong những nguyên nhân sâu xa thuộc về chính những người đứng đầu Đảng cộng sản và Nhà nước Liên Xô và Đông Âu lúc bấy giờ là xa rời nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin, có nhận thức không đúng về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, nóng vội chủ quan duy ý chí trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành các biện pháp cải tổ, cải cách sai nguyên tắc không phù hợp với tình hình thực tế của mỗi nước dẫn tới rối loạn xã hội làm thay đổi chế độ.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân của sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu và đều có chung một nhận xét, nguyên nhân không ai khác, ngoài sự tiến công bằng chiến lược diễn biễn hoà bình của các thế lực thù địch từ bên ngoài vào Liên Xô và Đông Âu thì một trong những nguyên nhân sâu xa thuộc về chính những người đứng đầu Đảng cộng sản và Nhà nước Liên Xô và Đông Âu lúc bấy giờ là xa rời nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin, có nhận thức không đúng về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, nóng vội chủ quan duy ý chí trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành các biện pháp cải tổ, cải cách sai nguyên tắc không phù hợp với tình hình thực tế của mỗi nước dẫn tới rối loạn xã hội làm thay đổi chế độ.
Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015
ĐƯỢC BẦU VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC VỚI SỐ PHIẾU CAO NHẤT-NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VI PHẠM TRẮNG TRỢN NHÂN QUYỀN Ư?
Ngày 12/11/2013, Đại hội đồng Liên hợp
quốc khoá 68 đã bầu ra 14 thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ
2014-2016; Việt Nam là một trong số 14 nước thành viên trúng cử với số phiếu
ủng hộ cao nhất. Với số
phiếu cao nhất ủng hộ 184/193, Việt Nam là thành viên của Hội
đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Rõ ràng, chân thực, khách quan, dân chủ và tín
nhiệm cao của hầu hết các quốc gia trên thế giới về việc bầu cho Việt Nam là
một trong 14 thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2014-2016, đã chứng tỏ cho thế giới về một nước Việt Nam luôn thực hiện tốt dân
chủ, nhân quyền; đồng thời thể hiện rõ chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước
ta về dân chủ, nhân quyền luôn được quan tâm thực hiện sâu rộng, tích cực chủ
động trong xã hội ta, minh chứng sâu sắc, rõ ràng về vị thế, uy tín của Việt
Nam trong Liên hợp quốc về sự phát triển mọi mặt trong đó có vấn đề dan chủ, nhân quyền.
Ngày 12/11/2013, Đại hội đồng Liên hợp
quốc khoá 68 đã bầu ra 14 thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ
2014-2016; Việt Nam là một trong số 14 nước thành viên trúng cử với số phiếu
ủng hộ cao nhất. Với số
phiếu cao nhất ủng hộ 184/193, Việt Nam là thành viên của Hội
đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Rõ ràng, chân thực, khách quan, dân chủ và tín
nhiệm cao của hầu hết các quốc gia trên thế giới về việc bầu cho Việt Nam là
một trong 14 thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2014-2016, đã chứng tỏ cho thế giới về một nước Việt Nam luôn thực hiện tốt dân
chủ, nhân quyền; đồng thời thể hiện rõ chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước
ta về dân chủ, nhân quyền luôn được quan tâm thực hiện sâu rộng, tích cực chủ
động trong xã hội ta, minh chứng sâu sắc, rõ ràng về vị thế, uy tín của Việt
Nam trong Liên hợp quốc về sự phát triển mọi mặt trong đó có vấn đề dan chủ, nhân quyền.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)