Social Icons

Pages

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Nguyên văn bài viết của tác giả bức ảnh này

Image may contain: outdoor"Đã về đến VN.
Tất cả các chuyến bay từ Mỹ về đều được cách ly.
Hiện tại, việc cách ly tại khách sạn hay resort (do khách đóng góp 1 phần cùng nhà nước) như các báo đài đưa tin - là hoàn toàn chưa áp dụng.
Từ khi ra khỏi máy bay lúc 22:30 đêm 19/3, chỉ hơn 90 phút, chúng tôi đã có mặt trên xe bus để đi về khu cách ly tập trung.
Theo tôi đếm, có cả thảy 4-5 xe ca về ký túc xá này.
Tất cả các bạn bên Y tế hay Quân đội đều mặc cả bộ áo quần bảo hộ màu xanh nên tôi không thể phân biệt.
Mọi chuyện khá nhanh, trật tự trong sự nhẹ nhàng của các bạn làm công tác.
Mỗi phòng 4 người - cho dù giường đôi, được 8 người.
Chiếu mới, chăn mới của quân đội.

Câu chuyện 1 chị ở Mỹ đi điều trị Covid-19 với cái bill chát đắng gần 35.000 USD.

No photo description available.Báo chí Việt chỉ đưa mỗi thế nên nhiều người đọc không tường tận đã có cái hiểu chưa đúng.
Phí điều trị y tế ở Mỹ, phải nói là kinh hoàng. Ví dụ, bạn bị đau bất thường, nhập viện cấp cứu, sau 1 hồi khám xét, không có gì nghiêm trọng cả, bạn được tiêm 1 mũi giảm đau, truyền 1 chai muối biển. Ok, xin anh chị khoảng 6.000 USD. À, có bảo hiểm à, mời anh chị bỏ ra khoảng 800 USD và đi về. Dễ hình dung nhất là chuyện đi đẻ. Tùy bang, tùy viện, nhưng đẻ thường à? Ok 11.000 USD. Mổ đẻ à? Ok khoảng 24.000 USD. Còn con phải nằm lồng kính à? Chi phí lên tới cả trăm ngàn thậm chí cả triệu đô tùy dài ngắn. Con số kinh khủng ấy, chi phí cho bác sĩ y tá chỉ góp 1 phần tẹo teo, còn lại là phí các loại dịch vụ. Dễ hình dung thì ví như tiền giường 1 ngày nằm viện nó quanh quanh khoảng 2.000 USD tùy viện, tùy bang. Nằm khách sạn 5 sao cũng vẫn rẻ hơn nằm viện.
Nhìn những con số đó, không chỉ người ở Việt Nam hoảng mà chính người Mỹ cũng hoảng. Nhưng, nó sẽ là câu chuyện của bảo hiểm.

DỊCH COVID-19: “ĐỨNG IM” VÌ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

Cả thế giới đang phải dồn mọi nguồn lực chống chọi với một đối thủ vô hình mang tên COVID-19. Một số quốc gia đã ra lệnh phong tỏa đất nước để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Việt Nam được ghi nhận là một trong số ít quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh. Mặc dù vậy, trước sự nguy hiểm khó lường của virus SARS-CoV-2, mỗi người dân cần chung sức đồng lòng cùng Chính phủ, quyết tâm chống “giặc” với tinh thần hiểu biết và trách nhiệm.
Hãy ở nhà nhiều hơn nếu có thể
Cuộc chiến thực sự bắt đầu khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Đây không phải là cuộc chiến giành lợi ích của các quốc gia, mà là cuộc chiến đấu của nhân loại trước kẻ thù chung, không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của con người, đó là virus SARS-CoV-2.
Đặc tính nguy hiểm của loại virus này chính là tốc độ lây lan rất nhanh, nhưng lại có thời gian ủ bệnh kéo dài tới 14 ngày. Nếu không phát hiện sớm để thực hiện cách ly, người nhiễm không hề biết mình đang mang mầm bệnh, đi khắp nơi, tiếp xúc với nhiều người, khiến hậu quả khôn lường. Một người bình thường cũng không thể biết người đối diện với mình đang “ủ” bệnh hay không, cho đến khi có biểu hiện lâm sàng thì số lượng người tiếp xúc, bị lây đã tăng theo cấp số nhân. Thực tế, virus SARS-CoV-2 đã lan ra toàn thế giới, vượt qua tầm kiểm soát của nhiều quốc gia.

“DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN”, ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH COVID-19

Image may contain: one or more people and people sitting“Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân” là nhiệm vụ “bất biến”, mục tiêu cao nhất của Đảng và Nhà nước trong ứng phó với đại dịch toàn cầu mang tên COVID-19. Bước sang giai đoạn chống dịch mới với dự báo nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và nhân dân tiếp tục hiệp lực, hành động quyết liệt, kiên định nhưng linh hoạt, khơi dậy và phát huy sức mạnh đoàn kết, truyền thống kiên cường của dân tộc Việt Nam.
* Ngăn chặn triệt để dịch bệnh từ bên ngoài
Bằng chiến lược “phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng và dập dịch triệt để”, Việt Nam đã chiến thắng đại dịch COVID-19 trong "chiến dịch" mở màn. Các chuyên gia y tế đánh giá, đây là bài học kinh nghiệm quý báu, là đợt “tập dượt” cơ bản, quan trọng và cần thiết trong cuộc chiến dài hơi chống lại đại dịch toàn cầu còn phức tạp và gian nan ở phía trước. Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, tránh tình trạng “thỏa mãn non”, chủ quan trong tư tưởng và hành động phòng, chống dịch bệnh; kêu gọi toàn dân, toàn quân “kiên định, kiên quyết hơn trong phòng, chống hiệu quả dịch COVID-19”.

Thở máy vì uống vốc thuốc chữa sốt rét phòng bệnh Covid-19

Trước thông tin thuốc sốt rét có khả năng điều trị bệnh Covid-19, nhiều người dân đã đi mua thuốc này về tích trữ. Mới đây, một bệnh nhân đã bị ngộ độc do tự ý dùng thuốc sốt rét để phòng bệnh Covid-19.
Bệnh nhân là nam giới, 44 tuổi vào khoa Cấp cứu bệnh viện huyện ở Hà Nội trong tình trạng nôn nhiều, mờ mắt, suy hô hấp... Tại đây các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có uống 15 viên chloroquin 250mg để phòng Covid-19 theo thông tin trên mạng. Bệnh nhân đã mua dự trữ ở nhà 100 viên với mục đích dùng cho bản thân và những người trong gia đình.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã được rửa dạ dày, dùng than hoạt tính, thở máy không xâm nhập kịp thời. Tiếp đó bệnh nhân được chuyển lên Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) ngày 9/3 điều trị tiếp.
Sáng 22/3, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc xác nhận có tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc thuốc điều trị sốt rét vì uống để phòng Covid-19. Đây là trường hợp đầu tiên ngộ độc thuốc sốt rét được ghi nhận tại Việt Nam. Bác sĩ Nguyên cho biết bệnh nhân đã được điều trị khỏi và xuất viện.

Thầy giáo Tây Nguyên hỏi câu nghiêm túc, hàng loạt nhà thơ 'cứng họng'

No photo description available.Lại thêm một bài thơ dậy sóng cộng đồng mạng Việt của một cô giáo ở Lâm Đồng. Bài thơ nhận được sự quan tâm đặc biệt của những người làm văn, làm thơ chuyên nghiệp.
Lại thêm một bài thơ dậy sóng cộng đồng mạng Việt của một cô giáo ở Lâm Đồng: “Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?/Mà đòi hỏi Tổ quốc cho mình nhiều đến thế (…) Phi cơ đón đồng bào giữa vùng tâm dịch/Em trở về cớ sao còn hách dịch/Em đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa” v.v... Tác giả của “Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?” muốn “dạy dỗ” ai, hẳn người đọc cũng đoán ra, bởi tác giả đã nói trắng, thay vì lựa cách nói ẩn ý phổ biến trong thi ca. Khác với “Đất nước ở trong tim”, “Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?” nhận được sự quan tâm đặc biệt của những người làm văn, làm thơ chuyên nghiệp.