Social Icons

Pages

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Hư cấu hay bôi nhọ anh hùng dân tộc

Thời gian qua, một số người đã tự cho mình “quyền năng hư cấu” trong sáng tác văn học, nghệ thuật, bịa đặt ra những chi tiết phi lý, bôi nhọ, xúc phạm các danh nhân, anh hùng dân tộc. Đây đích thực là hành động phi nghệ thuật, mượn danh nghệ thuật để tuyên truyền những giá trị phi nhân văn, phản động, xuyên tạc lịch sử cần lên án, đấu tranh loại bỏ.
Đó chính là việc một số văn nghệ sĩ hoặc là do hạn chế về kiến thức lịch sử, hoặc là do non kém về tay nghề đã có những sáng tác hoặc phát ngôn thể hiện thái độ “đạp đổ”, “hạ bệ”, bịa đặt, bôi đen các danh nhân lịch sử - văn hóa, anh hùng dân tộc. Họ đã mượn “tinh thần đổi mới” để biểu đạt những anh hùng dân tộc bằng một cách nhìn, cách tiếp cận theo hướng của con người tự nhiên, con người bản năng; đưa hình tượng nghệ thuật là những anh hùng, vĩ nhân về với đời thường, để họ “thật hơn”, có “chất người” hơn. Họ còn cho rằng: “không nên phong thánh cho con người, hãy trả con người về với đúng kích thước của nó”. Thậm chí, có người coi hư cấu các nhân vật anh hùng trong lịch sử là “quyền sáng tác của nhà văn”, sự đồng tình hay phản bác là quyền của bạn đọc - đó là “biểu hiện của cái nhìn dân chủ”(!)

Đấu tranh với những luận điệu sai trái trên lĩnh vực văn học – nghệ thuật hiện nay

Văn học - nghệ thuật là một trong những lĩnh vực mà các thế lực thù địch, phản động cùng những phần tử cơ hội thường xuyên lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta. Những biểu hiện của âm mưu này ra sao, cần có lý giải như thế nào là những câu hỏi bức thiết cần được giải đáp.
Văn học - nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của văn hóa, tác động trực tiếp đến quan điểm, nhận thức, tư tưởng, tình cảm và thẩm mỹ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nếu như văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là sức mạnh nội sinh của đất nước, thì văn học - nghệ thuật là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân - thiện - mỹ của con người, là một trong những nguồn lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhận thức sâu sắc điều đó, trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển văn học - nghệ thuật theo hướng vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa bảo tồn cốt cách, bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Vì vậy, văn học - nghệ thuật của nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, trực tiếp tham gia sự nghiệp đổi mới đất nước, miêu tả chân thật, sinh động sự nảy sinh và phát triển cái mới, cái tốt đẹp, cao cả trong đời sống; đồng thời, nghiêm khắc lên án, phê phán những cái xấu xa, thấp hèn, sự thoái hóa, biến chất, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, g

PHƯƠNG THUỐC KHẮC PHỤC “BỆNH HOÀI NGHI”

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức phấn đấu thực hiện Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; trước mắt là chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước bên cạnh mặt thuận lợi, thời cơ, cũng có nhiều khó khăn, thách thức đan xen. Chúng ta đứng trước nhiều vấn đề mới phải xử lý, nhiều việc hết sức phức tạp phải giải quyết. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, hơn bao giờ hết, phải quán triệt và thực hiện tốt các vấn đề căn cốt sau:

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

NIỀM TỰ HÀO VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TUỔI TRẺ

Nhập ngũ, lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ và niềm tự hào của mỗi thanh niên Việt Nam.
Điều này đã được thể hiện rất rõ qua sự tình nguyện lên đường tòng quân của hàng chục triệu thanh niên Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Trách nhiệm và niềm tự hào của tuổi trẻ trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đã viết nên trang sử mang tính thời đại của thanh niên, tạo dựng nên truyền thống của thanh niên Việt Nam. Hiện nay, theo Luật Nghĩa vụ quân sự, tất cả các nam thanh niên trong độ tuổi quy định của luật, nếu có đủ điều kiện về sức khỏe và phẩm chất đạo đức thì đều có thể tham gia nhập ngũ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, không phân biệt dân tộc, tôn giáo. Điều đó cho thấy việc quy định về gọi công dân nhập ngũ trong luật là rất công bằng, minh bạch và thực tế đã được các cấp ủy, chính quyền cơ sở ở khắp các địa phương tiến hành khá chu đáo.

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG PHƯƠNG THỨC CHỐNG PHÁ MỚI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY

Mục đích chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta ở các thời kỳ không hề thay đổi. Nhưng do những đặc điểm của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có những biến đổi, nên các phương thức, thủ đoạn, biểu hiện chống phá của chúng cũng có nhiều thay đổi, tinh vi, phức tạp hơn. Vì vậy, cần phải nhận diện rõ những phương thức chống phá mới của chúng để đấu tranh ngăn chặn, bác bỏ kịp thời, có hiệu quả.

CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM - BƯỚC TIẾP DƯỚI CỜ ĐẢNG

Vì đất đai tiên tổ nằm trên vùng địa chính trị chiến lược nên thường xuyên có nhiều kẻ xâm lăng nhòm ngó. Từ xưa, cha ông ta luôn phải kết hợp hai việc lớn là đuổi giặc và dựng xây đất nước. Chính sách “Ngụ binh ư nông” (hòa bình thì người lính là “cựu chiến binh” về làm nghề nông, có chiến tranh thì lại xung quân đánh giặc) đã đáp ứng một cách tốt nhất với tình hình cả trước mắt lẫn lâu dài.
Chính sử kể lại nhiều tấm gương “cựu chiến binh” khi cần lại trở thành “tân chiến binh” tài năng, đảm lược, dũng khí, hoàn thành tuyệt vời sứ mệnh người lính tiên phong. Đó là danh tướng Lý Thường Kiệt. Năm 1082, triều đình yêu cầu ông thôi chức Thái úy để về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Với tài kinh bang tế thế, hàng chục năm trời ông cùng nhân dân làm cho vùng đất ấy hưng thịnh, giàu có. Phía Nam có giặc, vua Lý Nhân Tông mời ông trở lại điều binh khiển mã. Vượt qua tuổi tác, ông cầm quân giúp non nước thanh bình. Đó là Trần Khánh Dư, từng là tướng chỉ huy rồi về làm dân. Nhưng khi quân Nguyên lại sang, ông xung quân trở lại làm Phó đô tướng và lập công lớn. Đó là tướng quân Trần Nhật Duật, thắng giặc thì buông cung kiếm làm công tác đối ngoại, phiên dịch giúp vua Trần giao hảo lân bang…