Nguyễn Văn Kỷ
Hiện nay, một trong những luận điệu được các thế lực thù địch nói
chung, các tổ chức phản động nói riêng rêu rao, tuyên truyền đó là “đòi xóa bỏ
điều 4 Hiến pháp”, “thực hiện đa nguyên đa đảng ở Việt Nam”… Điển hình là bài
viết của một số đối tượng chống đối như Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Ngọc Chênh… Với
những người ít hiểu biết, mới nghe qua thì cũng có mấy cái cũng tàm tạm, hay
hay. Nhưng xét một cách tổng thể và sâu xa thì vấn đề đa nguyên đa đảng ở đây
chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn, khách quan, từ đó thấy được âm mưu của các
thế lực thù địch khi đề cập về vấn đề này.
Trước hết, có thể thấy rằng, mọi quy định của
pháp luật Việt Nam từ lớn đến bé trước khi ban hành đều tham khảo ý kiến của
đại đa số nhân dân. Và trên thực tế, đại đa số đồng bào các dân tộc đều nhất
trí với sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam (hay nói
cách khác người dân đồng ý với điều 4 Hiến pháp). Điều này xuất phát từ vai trò
của Đảng cộng sản Việt Nam – người cầm lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thực tiễn cách mạng đã chứng minh, Đảng Cộng
sản Việt Nam với sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng đã đánh tan biết bao kẻ
thù hùng mạnh và hoàn toàn đủ sức lãnh đạo đất nước phát triển đi lên. Trong
giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang có nhiều đổi mới, dân chủ hơn,
có cơ chế chính sách hợp lòng dân, làm cho dân tin, cán bộ đảng viên ngày càng
phấn đấu gương mẫu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được ban hành ngày
16/1/2012 nhằm tiến hành phê bình và tự phê bình đối với các cá nhân và tập
thể, tập trung vào ba vấn đề cấp bách: 1. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; 2. Xây dựng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; 3. Xác định rõ thẩm
quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ
với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Nghị quyết Trung ương 4 thực sự đã
được tiến hành một cách nghiêm túc và đã đem lại hiệu quả cao, thể hiện sự
nghiêm túc và tạo sự chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng. Như vậy, có
thể thấy rằng, một đảng hay đa đảng không đánh giá được tình trạng dân chủ ở
một nước, mà nó phụ thuộc vào bản chất của đảng đó.
Thứ hai, nếu Việt Nam thực hiện “đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập” sẽ biến thành cơ hội cho các thế lực thù địch nói
chung, bọn phản động nói riêng lợi dụng, kích động đấu đá, phá vỡ khối
đại đoàn kết dân tộc và kết quả là sẽ biến thành những mất mát cho nhân dân mà
không thể bù đắp được. Bởi vì, trong nước cũng có kẻ xấu, ngoài nước cũng có kẻ
xấu, bọn chúng đang tìm mọi cơ hội để kích động nhân dân tổ chức bạo
động, biểu tình gây phức tạp tình hình ở nước ta và các thế lực bên ngoài sẽ có
cơ hội để tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Chỉ cần làm một phép tính đơn giản thôi sẽ
thấy ngay được ý đồ đen tối mà các thế lực thù địch suốt ngày lảm nhảm về đa
nguyên đa đảng. Giả sử chúng ta đồng ý đa nguyên đa đảng, sẽ có rất nhiều tổ
chức phản động, nhiều phần tử xấu ào ào nhảy vào thành lập đảng của mình, rồi
tiến hành các hoạt động xấu, tiến hành cạnh tranh không lành mạnh… Như vậy, xã
hội sẽ trở nên loạn lạc và tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi nhất là quần chúng
nhân dân.
Thứ ba, thực tế một số nước trên thế giới đã
chứng minh sự không hợp lý của đa nguyên đa đảng. Ở nhiều nước thực hiện chế độ
đa nguyên đa đảng nhưng những quyền cơ bản của công dân vẫn không được đảm bảo,
tình hình chính trị của những nước đó phức tạp, không ổn định vì tranh giành
quyền lực và người dân phải chịu hậu quả. Hoặc ở ngay nước Mỹ, mặc dù có rất
nhiều đảng nhưng trên thực tế chỉ có hai đảng đại diện cho quyền lợi cho giai
cấp tư sản Mỹ thay nhau cầm quyền lãnh đạo đó là: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ
mà thôi. Ở một số nước khác, đa nguyên đa đảng đã làm cho tình hình xã hội phức
tạp do thành lập phe nhóm, cạnh tranh không lành mạnh.
Do vậy, mỗi người dân hãy có cái nhìn nhận
đúng đắn về vấn đề này, không để các thế lực thù địch lôi kéo, lừa bịp nhằm
thực hiện âm mưu đen tối của chúng
Các thế lực thù địch chống phá Việt Nam trên mọi lĩnh vực; đặc biệt chúng sử dụng chiến lược “diễn biến hoà bình” để chống phá từ bên trong. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóa