Nguyễn Hữu Nghị
"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi
có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi", ai là con dân
đất việt mà chẳng thấu hiểu câu nói đó của Bác Hồ. Dân tộc Việt Nam hình
thành sớm, ý thức đoàn kết cùng chung lưng đấu cật đấu tranh chống ngoại
xâm, chinh phục tự nhiên để tồn tại và phát triển, xây dựng nên những nền
văn hóa, văn minh phát triển rực rỡ. Để non sông gấm vóc có hòa bình,
thống nhất, ấm no như ngày hôm nay có một su đóng góp to lớn của các dân
tộc thiểu số anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Từ thế kỷ XI trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 chúng ta
còn nhớ tới những vị thủ lĩnh miền biên viễn như Vi Thủ An, Thân Cảnh
Phúc, Tông Đản đã cùng đồng bào dân tộc thiểu số góp bao xương máu để bảo
vệ từng tấc đất, từng thước núi của non sông. Rồi đến 3 lần kháng chiến
chống Nguyên Mông có ai quên được những vị tù trưởng Hà Bổng, Hà Đạt cùng
các nghĩa binh của mình sẵn sàng xông pha nơi hòn tên mũi đạn tiêu diệt
quân thù. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn thế kỷ XVII với sự tham gia đông đảo
của đồng bào Chăm, đồng bào Thượng, đồng bào Khme để 5 vạn quân Xiêm cùng
29 vạn quân Thanh phải bạt vía kinh hồn. Thế kỷ XX trong kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ đồng bào dân tộc thiểu số từ Tây Bắc đến Việt Bắc, Từ Tây
Nguyên đến Nam bộ luôn một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ, theo cách mạng,
ủng hộ biết bao sức người, sức của, lương thực, thực phẩm…hình ảnh anh
hùng Núp và làng Kông Hoa kiên cường chống Pháp, rồi những vị thủ lĩnh
người dân tộc thiểu số Pi Năng Tắc, Pi Năng Thạch là những biểu tượng sáng
ngời về ý thức Việt, dân
tộc Việt cùng một cội
nguồn, cùng một tổ tiên.
Ngày nay, trong độc lập, hòa bình các dân tộc cùng bình đẳng dựng xây
đất
nước, bao thôn bản ấm
no, với trường học, trạm xá, đường giao thông khang trang thuận tiện, bao
cán bộ (và không ít cán bộ nữ) giữ chức trách cương vị khác khau từ trung
ương đến địa phương thể hiện sự chăm lo, quan tâm của Đảng với đồng bào
dân tộc thiểu số. tỉnh nào, huyện nào có đồng bào dân tộc là có trường dân
tộc nội trú. Còn trung ương có 2 trường dụ bị dân tộc là nơi tạo nguồn
sinh viên cho các trường đại học từ con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Đó là thực tiễn sống động trên khắp các vùng miền của đất nước ta, ấy
vậy mà ở nơi này, nơi khác vẫn luôn có những tiếng nói lạc điệu, sẵn sàng
đổi trắng thay đen vì những động cơ đê hèn thậm chí vì những đồng tiền bẩn
thỉu sẵn sàng bán lương tâm cho quỷ dữ, lợi dụng sự phát triển của công
nghệ thông tin phát tán tài liệu phản động, viết những tin bài bóp méo
trắng trợn su thật và viết một cách ngay ngô đến những đứa trẻ cũng không
thể tin được, như tác giả lấy tên Ama Thanh trong bài viết Bao giờ thì hết
phân biệt với người thiểu số? ngày 1/10/2011 ở blog danlambao.vn………..viết
rằng: khi người Kinh và người dân tộc thiểu số vào bệnh viện thì người
Kinh sẽ được ưu tiên chữa trị, nếu vậy Nhà nước có cần xây trạm xá, có cần
tăng cường y bác sĩ về thôn bản không? Nhất là những địa phương có 100%
đồng bào thiểu số sinh sống? Ama Thanh viết tiếp: tiền từ người thân của
đồng bào dân tộc thiểu số gửi từ nước ngoài về họ không nhận được, vì công
an không cho nhận và công an lấy mất. Điều này thật lố bịch và hài hước vì
tác giả chỉ viết vu vơ từ động cơ cá nhân của mình mà không đưa ra được
dẫn chứng cụ thể: ai, ở đâu, khi nào bị gây khó dễ khi đi nhận tiền gửi
từ nước ngoài về. Từ thực tế chính sách, Đảng và Nhà nước ta luôn tạo điều
kiện
thuận lợi luôn tạo mọi
điều kiện thuận lợi để lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về góp phần
phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước.
Lố bịch hơn nữa, Ama Thanh viết: Chuyện đi nhà thờ người Kinh thì
đi nhà thờ chỗ nào cũng được nhưng người dân tộc từ buôn này mà đi
nhà thờ ở buôn khác công an biết được là bắt phạt tiền. Nhiều buôn không
có nhà thờ phải lén lén mới đi nhà thờ được. Đi về thật khuya sớm thì
không bị công an bắt được. Chuyện đi thăm bà con họ hàng: không biết
người Kinh thì sao chứ người dân tộc muốn từ Daklak qua bên Daknong
thì phải có giấy đi đường của công an huyện thì mới được đi thăm.
Với chính sách tự do tôn giáo, mọi tôn giáo, tín ngưỡng đều được tôn
trọng và bình đẳng, biết bao phái đoàn nhân quyền đến Việt Nam, đến với
những nơi họ cho rằng "có vấn đề về tôn giáo" thì họ cũng phải
thừa nhận trước công luận thế giới Việt Nam là một nước tự do tôn giáo!
Còn chuyện đi lai, thăm bà con họ hàng, nếu là người Việt Nam thì dù là
ai, thuộc dân tộc nào cũng có thể đi khắp đất nước, đó là điều hiển nhiên
như không khí dùng để thở vậy. Mỗi một ngày biết bao nhiêu triệu người
Việt Nam đi lại khắp đất nước, và không ít trong số họ là đồng bào dân tộc
thiểu số, vậy phải cần bao nhiêu công an để kiểm tra giấy đi đường hả ông
Ama Thanh?
Nếu không có khối đại đoàn kết dân tộc, nhân dân ta đã không thể vượt
qua bao thử thách và biến thế kỷ XX của mình thành huyền thoại, và giờ đây
chúng ta luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Tuy nhiên các
thế lực thù địch phản động đã và đang lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá
sự nghiệp cách mạng của nước ta thông qua Diễn biến hòa bình, nhưng trong
lịch sử chúng đã từng thất bại thông qua cái gọi là Xứ Mường tự trị, Xứ
Thái tự trị, Người Thượng tự trị…thì giờ đây với chiêu bài cũ chúng những
hòng lập ra nhà nước Tin lành Vàng Chứ, Tin Lành Đề Ga, Khme Crom…cũng chỉ
là đi theo vết xe đổ quá khứ mà thôi.
Chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” của các thế lực thù địch phản động
không phải là mới nhưng chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác và sự thật vẫn
là sự thật, bản thân nó chứa đựng chân lý, không ai có thể dùng ý muốn chủ
quan để áp đặt. Ý thức chung một cội nguồn, chung một tổ tiên luôn là một
sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam!
Việt Nam đã đi rất đúng hướng, cho nên đất nước mới phát triển mạnh mẽ như vậy
Trả lờiXóa