Nhà thơ Xuân Diệu, một nhà thơ lãng mạn, trong phút chuyển mình, đã nói về lá cờ một cách rất hình ảnh: "Chúng ta đã say ngọn quốc kỳ độc lập, tự do như say men rượu". Và trong cơn say ngây ngất đó, nhà thơ đã viết nên bản trường ca tuyệt vời với một tinh thần say sưa, sảng khoái, ca ngợi đất nước tự do, ca ngợi Cách mạng tháng Tám:
"Gió bay đi, mà nhạc cũng bay theo
Ðưa tin mới khắp trên trời đất Việt
Hoa cỏ đón mà núi sông cũng biết
Cờ Việt Nam oanh liệt gió mừng bay
Vàng huy hoàng sinh giữa thắm hây hây
Thắm lộng lẫy nở quanh vàng rực rỡ
Tất cả vải là một cười thắm đỏ
Tất cả cờ là một cuộc triêu dương !"
"Gió bay đi, mà nhạc cũng bay theo
Ðưa tin mới khắp trên trời đất Việt
Hoa cỏ đón mà núi sông cũng biết
Cờ Việt Nam oanh liệt gió mừng bay
Vàng huy hoàng sinh giữa thắm hây hây
Thắm lộng lẫy nở quanh vàng rực rỡ
Tất cả vải là một cười thắm đỏ
Tất cả cờ là một cuộc triêu dương !"
Bài thơ giàu chất tráng ca và hưng phấn cách mạng. Lá cờ là biểu trưng Tổ quốc - Ðất nước - Dân tộc, là hiện thực đường lối chính trị của Ðảng:
"Có mấy bữa mà Việt Nam thắm cả
Máu nén lâu từ ấy đã bùng ra
Những cửa lều xơ xác cũng ra hoa
Trên gốc cũ nẩy một chồi sống mới
Cả anh dũng cũng tưng bừng trở lại
Một trăm năm tan nát tựa sương mù".
Vâng, mùa thu ấy là mùa thu của sự đổi thay. Sự đổi thay của đất nước bắt đầu từ sự đổi thay của sắc cờ. Rồi sắc cờ Tháng Tám đã "lột xác" cả một thế hệ văn nghệ sĩ.
"Có mấy bữa mà Việt Nam thắm cả
Máu nén lâu từ ấy đã bùng ra
Những cửa lều xơ xác cũng ra hoa
Trên gốc cũ nẩy một chồi sống mới
Cả anh dũng cũng tưng bừng trở lại
Một trăm năm tan nát tựa sương mù".
Vâng, mùa thu ấy là mùa thu của sự đổi thay. Sự đổi thay của đất nước bắt đầu từ sự đổi thay của sắc cờ. Rồi sắc cờ Tháng Tám đã "lột xác" cả một thế hệ văn nghệ sĩ.
Bài thơ quá tuyệt vời
Trả lờiXóa