Thời gian qua, cán bộ, đảng viên và nhân dân cả
nước ta đã chứng kiến biết bao sự đổi mới, thành công trong công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo nền tảng vững chắc để đất nước không ngừng phát
triển. Ngày 31/7/2017, phát biểu tại phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham
nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng nhấn mạnh: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi
vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng
ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không
thể được, thế mới là thành công” Để thực hiện theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng, thì “Giữ lửa cho lò luôn nóng và nóng đều” phải trở thành “mệnh lệnh
của trái tim”, “tiếng gọi của non sông đất nước” để công cuộc xây dựng, chỉnh
đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII tiếp tục thu được những thành
công hơn nữa, để Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân
dân ta tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Giờ đây, vấn đề “ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên, không có gì khác hơn là phải “giữ lửa cho
lò luôn nóng và nóng đều”. Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất, vì đó đã trở thành “phong trào của toàn dân”, là ý Đảng
hợp lòng Dân. Đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn
Đảng vì coi Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn
luyện là “Đảng ta”, là “Đảng của mình”, muốn cho Đảng luôn được trong sạch,
vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Nhóm được ngọn lửa xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cho nó trở thành “phong trào của
toàn dân” là cả một hành trình rất công phu mới có được. Để ngọn lửa đó nguội
lạnh hay tắt đi là có tội với Dân, với Đảng.
Thứ hai, vì còn có không ít nguy cơ, thách thức, khó khăn, trở ngại có
thể làm “nguội lạnh” phong trào.
Đó là sự chống phá của các thế lực thù địch với
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mục tiêu của
chúng là thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng mọi cách,
mọi âm mưu, thủ đoạn, trong đó có chiến lược “diễn biến hoà bình”, thúc đẩy “tự
diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Đảng ta. Chúng xuyên tạc công cuộc xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, rêu rao rằng việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá
XII là “đấu đá nội bộ”, “thanh trừng phe phái” nhằm đánh lạc hướng dư luận, làm
chệch mục đích, ý nghĩa tiến tới phá hoại, làm nguội lạnh phong trào của toàn
Đảng, toàn dân.
Đó là những trở ngại vẫn còn từ ngay trong nội
bộ Đảng được thể hiện dưới nhiều dạng thức. Chúng ta biết rằng, hơn một năm
thực hiện Nghị quyết đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng, “bộ phận
không nhỏ” ấy bị thu hẹp hơn, “nhỏ hơn” đôi chút, nhưng chưa phải đã hết. “Bộ
phận không nhỏ” vẫn còn đấy, “những đồng chí chưa bị lộ” ấy, chắc chắn là mong
muốn và tìm cách làm cho cái “lò” phải nguội lạnh để họ được “bình chân như
vại” trong Đảng mà tiếp tục “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” lên “ông này, bà
nọ” mà “vinh thân phì gia” mãi. Câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Lò đã
nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy… Cá nhân nào muốn không làm cũng
không thể được” còn là sự cảnh báo, nhắc nhở rằng, trong nội bộ còn có những
người “không muốn làm” - không muốn thực hiện. Tại cuộc họp của Ban Bí thư ngày
10-04-2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại nhắc nhở, cảnh báo: “Thực tế cho
thấy, không phải như một số dư luận lo ngại, chỉ có lo xây dựng Đảng, lo chống
tham nhũng sẽ làm nhụt chí, mà ngược lại, chính làm tốt công tác xây dựng Đảng,
phát huy ưu điểm, chống thoái hoá biến chất đã thúc đẩy các nhiệm vụ kinh tế -
xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại. Kết quả năm 2017 chứng tỏ điều đó. Tăng
trưởng kinh tế quý 1-2018 lần đầu tiên sau 10 năm đạt 7,38%. Có ý kiến cho rằng
“không cẩn thận sẽ làm nhụt chí, không ai muốn làm nữa”, rõ ràng tư tưởng đó
là sai. Tôi đã nói, nếu ai thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên để người
khác làm” (9).
“Nếu ai thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang
một bên để người khác làm” - Đó không chỉ là lời nhắc nhở, cảnh báo về
những lực cản trong nội bộ - những người “không muốn làm” mà còn thể hiện ý
chí, quyết tâm chính trị không chỉ của Tổng Bí thư - “người nhóm lò”, mà là của
toàn Đảng, toàn dân quyết “giữ lửa cho lò luôn nóng và nóng đều” (!)
Sở dĩ cần phải thêm “nóng đều” vì qua hơn
một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII, mặc dù đã có được kết quả
bước đầu, rất quan trọng, nhưng cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Đặc biệt, vẫn
còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn
mạnh trong cuộc họp của Ban Bí thư nêu trên. Tổng Bí thư cũng chỉ ra những hạn
chế khác nữa, như sự chuyển biến chưa đồng bộ, toàn diện giữa các cấp, ngành,
lĩnh vực, giữa trên và dưới. Việc học tập Nghị quyết, Chỉ thị còn qua loa, hình
thức, việc kiểm điểm phê bình, tự phê bình còn sơ sài; chưa phát huy hết vai
trò nhân dân…
Thực tế cho thấy, nhân dân, những đảng viên chân
chính, những lão thành cách mạng, cựu chiến binh, những người tâm huyết với
Đảng rất quan tâm, lo lắng chuyện “cái lò” nóng hay lạnh, và nóng thì có “nóng
đều” hay không? Vì thực tế những năm tháng đã qua cho thấy không ít phong trào
rơi vào tình trạng “đánh trống buông dùi”, “đầu voi đuôi chuột”. Không thiếu
những chỉ thị, nghị quyết, những chủ trương, chính sách, pháp luật không đi được
vào cuộc sống, không trở thành hiện thực trong cuộc sống. Những căn bệnh quan
liêu, giấy tờ, phô trương, hình thức, thiếu thực chất còn khá nặng nề trong bộ
máy của Đảng, Nhà nước, khiến cho những mối quan tâm, lo lắng đó là có cơ sở.
Hy vọng, với khí thế của một “phong trào đã trở thành của toàn dân”, với cái
“lò đã nóng lên rồi”, mối quan tâm, lo lắng như vậy, từ nay sẽ được thực tế trả
lời theo hướng tích cực hơn.
“Giữ lửa cho lò luôn nóng và nóng đều”
không gì khác hơn là tiếp tục thực hiện một cách kiên quyết, triệt để Nghị
quyết Trung ương 4 khoá XII với phương châm: nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự
thật, công khai, minh bạch, làm thực chất, hiệu quả; tiếp tục đổi mới, sáng
tạo, dựa hẳn vào dân, phát huy sức của toàn dân, sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị.
“Giữ lửa cho lò luôn nóng và nóng đều”
cần được thực hiện trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo và đoàn kết, thống nhất
trong Đảng, trước hết là trách nhiệm của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư và “người nhóm lò” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau đó là cấp uỷ và ban
thường vụ cấp uỷ các cấp. Nhưng không chỉ có như vậy, “Giữ lửa cho lò luôn nóng
và nóng đều” cần quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân, của bất cứ ai quan tâm đến sự trong sạch, vững mạnh của Đảng Cộng
sản Việt Nam, tất cả “cùng vào cuộc” để “giữ lửa cho lò luôn nóng và nóng đều”.
Đó phải trở thành “mệnh lệnh của trái tim”, “tiếng gọi của non sông đất nước”
để công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII
tiếp tục thu được những thành công hơn nữa, để Đảng ta thực sự trong sạch, vững
mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân dân ta tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”./.
Cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng ta được nhân dân hết lòng ủng hộ
Trả lờiXóa