Có thể nói giáo dục Việt
Nam thời gian qua có nhiều thành tựu góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát
triển nguồn nhân lực nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải vượt qua
những thách thức không nhỏ. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là đội
ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đã nhận thấy những bất cập, hạn chế của ngành giáo
dục cần phải khắc phục, đó là: Chương trình học có môn còn quá tải; phương pháp
dạy học còn thiên về truyền thụ kiến thức nên chưa phát huy được tính tích cực
của người học; việc kiểm tra, thi cử còn nặng về điểm số dẫn tới áp lực cho học
sinh; giáo dục đại học chưa đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
đất nước…
Nhận thức sâu sắc vấn đề
đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách nhằm từng bước khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực giáo dục, tiếp tục
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục
từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học; đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa
các bậc học, trình độ và giữa các phương thức GD&ĐT; xây dựng nền giáo dục
mở, thực học, thực nghiệp; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn
hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống
GD&ĐT. Từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội và kỳ họp của Quốc hội đã góp ý, thảo luận sôi nổi về việc sửa đổi Luật
Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học hiện hành để sớm thông qua vào kỳ họp gần
nhất. Động thái này của Quốc hội cũng không ngoài mục đích tạo ra “cú hích”
mới, động lực mới thúc đẩy sự phát triển giáo dục nước nhà trong thời gian tới.
Giáo dục liên quan đến
mọi người, mọi nhà và ảnh hưởng mật thiết đến sự ổn định, phát triển của quốc
gia. Do vậy, khi nhìn nhận, đánh giá về giáo dục rất cần phải được xem xét toàn
diện, thấu đáo ở mọi khía cạnh, đặt trong mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng, giữa những thành quả đổi mới đã đạt được và những sức ỳ, lực cản trong
lộ trình đổi mới cần phải khắc phục. Không nên lấy một vài cái sai đơn lẻ trong
hoạt động giáo dục hay những vấn đề đang còn tranh luận để phủ nhận những nỗ
lực đổi mới giáo dục cũng như những thành quả giáo dục của Việt Nam trong những
năm qua. Vì điều đó làm tổn thương đến tình cảm, niềm tin, tinh thần nhiệt
huyết, trách nhiệm cao cả của hơn 1,2 triệu giáo viên, giảng viên và hàng vạn
cán bộ quản lý giáo dục đang lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
NVH./.
Tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục, hướng người học là trung tâm của quá trình đào tạo
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Trả lờiXóabài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa