Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

“ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KHÔNG THỂ CHỐNG THAM NHŨNG"-LUẬN ĐIỆU CHỦ QUAN CỦA NHỮNG KẺ HỒ ĐỒ, VÕ ĐOÁN!


Hiện nay, lợi dụng tình hình dư luận xã hội đang bức xúc trước một số vụ việc tham nhũng, suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ các vị trí lãnh đạo cơ quan chính quyền, quản lý kinh tế; những hạn chế, yếu kém của một số cấp ủy, tổ chức đang trong đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng còn để xảy ra các vụ tham ô, tham nhũng trong cán bộ, đảng viên. Một số người đã tung ra luận điểm “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công!”. Cần khẳng định ngay rằng, đây là luận điệu của những kẻ hồ đồ, võ đoán hòng phủ nhận, xuyên tạc, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước ta.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem tham ô, tham nhũng, lãng phí là căn bệnh “tứ chứng nan y” của các nhà nước. Năm 1949, trong tác phẩm CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH, nói về người cán bộ, Bác Hồ viết: "Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon sống yên", "cậy quyền thế mà đục khoét của dân, ăn của đút hoặc trộm của công làm của tư đều là BẤT LIÊM... Do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp".Sự hoành hành của tệ nạn tham nhũng, lãng phí không chỉ làm suy giảm uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống mọi mặt của nhân dân lao động, "làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Ðảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Ðảng và chế độ".
Nhận thức được tác hại vấn đề này nên ngay từ khi nắm quyền, Đảng ta đã rất chú trọng đến hoạt động chống tham ô, tham nhũng, lãng phí.Ngay trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1946 - 1975), ở vùng tự do hay trên miền Bắc hoàn toàn giải phóng, ta đã từng nghe nói về phong trào "Ba xây, ba chống". "Ba chống" là: chống quan liêu, tham ô, lãng phí.
Qua hơn ba mươi năm đổi mới quan điểm của Ðảng ta về đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn, rõ nét và quyết liệt hơn. Ðại hội VI của Ðảng (1986), trong khi đề ra đường lối đổi mới toàn diện, xuất phát từ thực tế, đã có quyết sách mở cuộc vận động "làm trong sạch Ðảng, khắc phục những hiện tượng hư hỏng trong bộ máy Nhà nước, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong xã hội". Ðại hội VII, với Cương lĩnh 1991, đã nêu lên bài học lớn về xây dựng Ðảng, trong đó nhấn mạnh "Phải phòng và chống được những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên".Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) chỉ rõ bốn nguy cơ mà sự nghiệp của chúng ta đang phải đối mặt, trong đó có nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu.
Tiếp đó, liền trong 5 kỳ Ðại hội, từ VIII, IX, X, XI đến XII, Ðảng ta đều coi việc đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một trong những nhiệm vụ quan trọng của xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Ðại hội XII xác định: Ðấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và của toàn thể hệ thống chính trị.Cụ thể hóa Nghị quyết Ðại hội XII, Hội nghị Trung ương 4 (tháng 10-2016) ban hành Nghị quyết Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Thực hiện nghiêm Nghị quyết trung ương 4 khóa XII, thời gian qua Đảng, Nhà nước ta tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khẳng định “không tồn tại vùng cấm trong phòng, chống tham nhũng”. Việc xử lý nghiêm minh sai phạm của một số cán bộ, đảng viên trong thời gian qua của Ủy ban kiểm tra Trung ương đã chứng minh rằng: Không có chuyện hạ cánh an toàn. Không có chuyện thế lực ngầm. Nhiều cán bộ sai phạm bị xử lý theo kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước như: vụ Trịnh Xuân Thanh; Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh; Ban Thường vụ và Bí thư Thành uỷ thành phố Đà Nẵng; Châu Thị Thu Nga; Giám đốc Sở Tài nguyên, môi trường tỉnh Yên Bái; Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh…Những hành động quyết liệt trên cho thấy sự đồng lòng và quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng, là minh chứng cụ thể cho quan điểm của Đảng ta là không có “vùng cấm” trong xử lý các vụ tham nhũng, thể hiện nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, xóa đi những “thành ngữ” như: “hạ cánh an toàn”, “tắm từ vai tắm xuống”. Và kết quả đó cũng là lời khẳng định đanh thép, đập tan những luận điệu xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Việt Nam nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước ta, kích động gây chia rẽ nội bộ, gieo rắc sự hoài nghi, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ. Và mặc dù, cuộc đấu tranh này còn nhiều khó khăn, gian khổ, chông gai ở phía trước nhưng với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật không che giấu khuyết điểm vì sự hưng thịnh, tồn vong của chế độ,chúng ta tin tưởng rằng, nhất định cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta sẽ đạt được những kết quả như mong muốn.
ĐB./.

2 nhận xét:

  1. Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.

    Trả lờiXóa
  2. Phải bắt hết bọn phản động và xử lý thật nghiêm khắc để răn đe người khác.

    Trả lờiXóa