Đây là câu nói của Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong phiên trả lời
chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại Hội trường. Để xử trí, quản lý với thông tin trên mạng xã hội, Bộ trưởng
Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trước hết, việc giải nghĩa tường minh thế nào là
“thông tin sai” trên mạng thì cũng cần làm rõ, có quy định rõ ràng. Hơn nữa, phải
có công cụ giám sát, đánh giá những thông tin được đăng tải trên mạng xã hội. Bộ
trưởng phân tích rõ trước Quốc hội: “Hàng ngày trên mạng xã hội có khoảng 100
triệu thông tin, không thể dùng con người để đọc, kiểm soát được. Vậy nên Bộ
TT-TT đang xây dựng hệ thống giám sát thông tin trên mạng xã hội, hệ thống có
thể đọc, xử lý được 100 triệu tin/ngày. Sau nữa cần phải có công cụ quét rác.
Đó là những vấn đề khoa học công nghệ có thể làm được”
“Cái khó” nhất hiện nay, theo Bộ trưởng là từ những mạng xã hội
xuyên biên giới vào Việt Nam. Vậy thì cần yêu cầu nghiêm khắc hơn, buộc các nhà
mạng này phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, nhất là với những mạng quốc tế. Đặc
biệt, cần có chế tài với những trường hợp sai phạm. Bộ trưởng cũng khuyến cáo,
mỗi người sử dụng mạng hàng này, không phải thông tin gì được tung ra cũng tin
ngay mà cần phải có xác minh, kiểm định một cách tỉnh táo.
Với những phát biểu chất vấn cứng rắn, quyết liệt, hi vọng
trong một tương lai không xa, chúng ta sẽ được sống trong một môi trường
Internet nói chung, mạng xã hội nói riêng thực sự lành mạnh. Những bộ quy tắc,
quy định trong Luật An ninh mạng sẽ là căn cứ pháp lý ràng buộc, không để những
thông tin xấu, độc trôi nổi dễ dàng để rồi lại phải nhờ đến bộ phận "giải
độc thông tin" rất mất thời gian, tiền bạc của mọi người.
FB: Moon Blue
Giữa mớ hỗn độn thông tin trên các trang MXH, chúng ta cần tỉnh táo để không bị lôi kéo, biến mình thành con rối của kẻ xấu, gây nguy hại đến an ninh quốc gia và vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóaMọi người dân Việt Nam phải luôn nêu cao cảnh giác, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của những phần tử phản động
Trả lờiXóa