Sau 4 năm ra đời (năm 2014), khác với hình ảnh chiêng trống, cờ
quạt rộn ràng khi bắt đầu vận động, một không khí ảm đạm đang diễn ra với văn
đoàn độc lập. Một tổ chức xã hội dân sự kì lạ mọc lên với nhiệm vụ văn chương
không có gì mới mẻ, tôn chỉ mục đích không rõ ràng, chỉ biết đổ lỗi cho khách
quan mà không nhận thức được những hạn chế, yếu kém chủ quan của chính người cầm
bút sáng tác như mình.
Có lẽ, hiếm có quốc gia nào có sự quan tâm đến đội ngũ văn nghệ
sĩ như Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều khi
trả lời phỏng vấn về sự quan tâm của Nhà nước đối với văn nghệ sĩ đã trả lời:
"Xét về mặt đầu tư cho nhà văn thì trên
thế giới tôi đi: Anh, Nga, Nhật, Úc, Na Uy, Tây Ban Nha thì chưa ở đâu nhà nước
tài trợ cho các nhà văn sáng tác như ở Việt Nam. Các nước trên hầu như họ tự
túc hết. Có thể cá nhân họ nhận được trợ giúp từ các quỹ văn học, văn hoá chứ
không phải của nhà nước. Vậy mà chúng ta lại không có tác phẩm hay bằng các nước
đó. Có lẽ nên hiểu việc nhà nước trợ giúp, đầu tư cho các nhà văn hiện nay là
bày tỏ sự tôn trọng và quan tâm đến phát triển văn học nghệ thuật trong nước. Chứ
còn số phận mỗi tác phẩm phải do nhà văn quyết định lấy…"
Xin hỏi, trong 61 con người trong ban vận động văn đoàn độc lập
kia, trong 4 năm vừa qua, các ông các bà đã có "tác phẩm" nào "thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo
đức xã hội" như mình tự nhận chưa? Hay chỉ mải "võ mồm" mà quên đi sứ mệnh cao cả được người
đọc trao cho với tên gọi "văn nghệ sĩ". Thực tế, quá trình tiếp nhận
của độc giả chính là cán cân công bằng nhất cho sự tồn tại của tác phẩm văn học
nghệ thuật. Và thưa những người trong ban vận động văn đoàn độc lập, sự im lặng
trong suốt 4 năm qua có lẽ là lời cáo chung cho số mệnh của một tổ chức xã hội
dân sự "lung tùng fèng"
Fb: Moon Blue
Chúng ta cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa