Thời gian qua, chúng ta thường nghe nhiều về đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập và vấn đề dân chủ. Vậy, bản chất của nó là gì
?
Nói đến đa nguyên chính trị là nói đến hệ thống
chính trị có nhiều cực, có nhiều đảng phái đại biểu cho những lợi ích đối lập
nhau được tự do hoạt động, đó là một chế độ đa đảng. Chế độ đa đảng không phải
là dấu hiệu của dân chủ, chế độ một đảng không phải là nguyên nhân của mất dân
chủ. Cái gốc để bảo đảm dân chủ hay không dân chủ là tư liệu sản xuất nằm trong
tay ai. Dưới chủ nghĩa xã hội tư liệu sản xuất nằm trong tay nhân dân lao động
và họ là người làm chủ xã hội.
Dưới chủ nghĩa tư bản tư liệu sản xuất nằm trong
tay một thiểu số nhà tư bản, nền dân chủ đó là quyền làm chủ của một nhóm tư bản
độc quyền. Còn quần chúng nhân dân chỉ là những người bị thống trị.
Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có hai hoặc
nhiều hơn các đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một
cách độc lập hay liên minh với nhau.
Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải
là chế độ chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đa nguyên chính trị là một
khuynh hướng xã hội học - triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các
nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội. Nó xuất hiện vào đầu
thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấu tranh chống
độc quyền, bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác
nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản. Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện,
đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi
ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, tổ chức độc quyền có lực lượng
ngang bằng nhau và là bình phong “dân chủ” che đậy sự bất công, bất bình đẳng
trong xã hội tư bản. Khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, đa nguyên chính trị trở
thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống các nhà nước xã hội chủ nghĩa,
phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng
quyền tự do dân chủ vô chính phủ, chống nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực
hiện chế độ đa đảng, nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy Đảng Cộng sản khỏi vị
trí lãnh đạo xã hội, đòi xây dựng nhà nước pháp quyền tư sản - bề ngoài đại diện
cho lợi ích của tất cả các nhóm, đảng phái đối lập, nhưng thực chất đại diện
cho lợi ích của giai cấp tư sản. Như vậy, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập
tất yếu không phải là mô hình chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không bảo đảm
được dân chủ đích thực. Bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Muốn
thực hiện được nó thì trước tiên người lao động phải xây dựng nên một chính đảng
cùng một chính phủ duy nhất đại diện cho quyền lực của mình. Với một chế độ xã
hội, thì hoặc quyền lực thuộc về giai cấp bóc lột hoặc thuộc về giai cấp bị bóc
lột mà thôi. Không có thứ quyền lực hay dân chủ cho mọi giai cấp. Bản chất của
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong xã hội tư bản chỉ nhằm một mục tiêu
duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản bóc lột.
Vậy, Phải chăng ở Việt Nam chỉ có thực hiện “đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập” mới là dân chủ, chế độ một đảng là không dân
chủ?
Không, trăm nghìn lần không.Vì rằng, chế độ dân
chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ có thể được xây dựng, thực hiện một cách đầy
đủ, toàn diện, triệt để dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của một chính đảng
duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng chân chính.
Ở đây cần thấy rằng, dân chủ và đa nguyên chính
trị là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy, Phải chăng ở Việt Nam thực hiện
nền kinh tế nhiều thành phần tất yếu dẫn đến “đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập và mất dân chủ”?
Không, không bao giờ xảy ra điều đó cả. Vì rằng,
không phải cứ có nhiều thành phần kinh tế thì ắt có nhiều giai cấp đối kháng và
có nhiều đảng phái chính trị tương ứng.
Các lý luận gia tư sản lập luận rằng, kinh tế thị
trường là kinh tế nhiều thành phần; ứng với mỗi thành phần có một giai cấp hoặc
tầng lớp; mỗi giai cấp hoặc tầng lớp lại có một đảng phái hoặc tổ chức chính trị
tương ứng. Do đó, ở Việt Nam thực hiện kinh tế nhiều thành phần mà lại chủ
trương chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo là “mâu thuẫn”, là “nghịch lý” (!), thậm
chí họ còn đòi nước ta phải thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”,
chỉ như vậy mới là dân chủ.
Cần thấy rằng, chúng ta phát triển kinh tế thị
trường nhưng không để cho nó vận động một cách tự phát, mù quáng mà phải lãnh đạo,
hướng dẫn, điều tiết, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, vì lợi ích của
đại đa số nhân dân lao động, vì một xã hội công bằng, văn minh. Người có khả
năng và điều kiện làm việc đó không thể ai khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam -
đội tiên phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, đại diện
và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định nhất bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa của kinh tế thị trường, cũng như toàn bộ sự nghiệp phát triển đất nước
ta.
Hơn nữa, với kinh tế thị trường ở nước ta, các
thành phần kinh tế đều là những bộ phận quan trọng hợp thành nền kinh tế đất nước,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, có sự quản lý, điều tiết của nhà
nước, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó không thể cứ nhiều
thành phần kinh tế thì có nhiều giai cấp đối kháng và có nhiều đảng phái chính
trị tương ứng.
Chiêu bài đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập” của các thế lực thù địch giương ra, thực chất là mưu toan hạ thấp hoặc xóa
bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, gây xáo động, rối loạn trong nước, lật đổ
chính quyền.
Chúng ta cần hiểu cho đúng bản chất và thực sự tỉnh
táo để không mắc mưu của kẻ thù các bạn nhé.
Bản chất của các thế lực thù địch là không thay đổi; chúng cổ súy cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với động cơ chính trị đen tối, đó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì vậy chúng ta phải cảnh giác
Trả lờiXóaĐấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa