Social Icons

Pages

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Nhận diện chủ nghĩa xã hội dân chủ


Chủ nghĩa xã hội dân chủ là một trào lưu tư tưởng cải lương trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XIX. Cho đến nay, chủ nghĩa xã hội dân chủ vẫn tồn tại và một số đảng dân chủ (dân chủ xã hội) đang nắm chính quyền ở một số nước tư bản chủ nghĩa. 
Nguồn gốc tư tưởng của chủ nghĩa xã hội dân chủ chính là ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, tư tưởng tiểu tư sản trong phong trào công nhân được biểu hiện dưới nhiều màu sắc: chủ nghĩa xã hội không tưởng tư sản và tiểu tư sản, chủ nghĩa công liên, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cơ hội hữu và tả, chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa chống cộng và sự đan xen phức tạp của các khuynh hướng tư tưởng đó. Chủ nghĩa xã hội dân chủ - học thuyết của trào lưu xã hội dân chủ trở thành một học thuyết chiết trung, hỗn tạp và mang tính cải lương, thực dụng, thoả hiệp giai cấp. 

Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa xã hội dân chủ là tầng lớp giai cấp công nhân quý tộc và tầng lớp trí thức có lợi ích gắn liền với giai cấp tư sản, sự hình thành và tồn tại của các tổ chức công đoàn vàng trong phong trào công nhân và các nghiệp đoàn tự do trong xã hội tư bản, đặc biệt là các đảng xã hội dân chủ và các tổ chức chính trị xã hội của nó. Ngoài ra còn kể đến sự hình thành và phát triển của tầng lớp trung lưu rộng lớn trong xã hội tư bản hiện đại và bộ phận công nhân chậm tiến.

2 nhận xét:

  1. Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng

    Trả lờiXóa