Social Icons

Pages

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Lật tẩy chiêu trò “lộng giả thành chân” của các đối tượng phản động, chống đối


Chiêu trò “lộng giả thành chân”
Gần đây, các trang website và trang facebook như BBC, RFA, Chân trời mới media, Việt Tân, Hội anh em dân chủ đang tích cực đăng các bài viết liên quan đến phiên toà phúc thẩm xét xử 5 thành viên của “Liên minh dân tộc Việt Nam”, gồm: Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Nguyễn Quốc Hoàn, Phan Trung và Từ Công Nghĩa. Như một thói quen, khi các đối tượng phạm tội trong nhóm xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam bị đưa ra xét xử, các tổ chức trên lại nhao nhao gào khóc, vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.
Đối với sự việc xét xử các thành viên của tổ chức “Liên minh dân tộc Việt Nam”, trên RFA đưa ra ý kiến bao biện của một luật sư: “…những bị cáo không có ý thức chủ quan lật đổ chính quyền, họ chỉ bàn nhau sẽ đứng ra đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo đất nước khi chính quyền của đảng Cộng sản sụp đổ, và vì thế không có khách thể bị xâm phạm, tội phạm không thể hoàn thành”.

Trong khi đó, trên trang facebook của “Hội anh em dân chủ” hùng hồn đưa ra tuyên bố: “…Bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có quyền thực hiện các quyền chính trị của mình  một cách ôn hoà để thay đổi chế độ chính trị…, xoá bỏ quyền cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam để tiến hành bầu cử tự do lựa chọn một đảng khác lãnh đạo đất nước. Hội AEDC (anh em dân chủ) lên án một cách mạnh mẽ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kết án 5 nhà hoạt động chính trị ôn hoà…
Hội AEDC coi đó là hành động man rợ của nhà cần quyền cộng sản chống lại nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ”. Ngay sau đó, bản tuyên bố này cũng được không ít trang tuyên truyền của các tổ chức phản động chia sẻ lại.
Vậy bản chất của vụ án trên như thế nào? Liệu trong thông tin được các tổ chức phản động đưa ra có bao nhiêu là sự thật?
Trước hết, về vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” của các bị cáo Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Nguyễn Quốc Hoàn, Phan Trung và Từ Công Nghĩa, phiên toàn phúc thẩm đã bác toàn bộ kháng cáo.
Theo đó, tòa giữ nguyên mức án sơ thẩm 15 năm tù đối với Vịnh (sinh năm 1967, tại Hải Dương), Nguyễn Văn Đức Độ (sinh năm 1975, tại Thừa Thiên – Huế) lãnh 11 năm tù, Nguyễn Quốc Hoàn (sinh năm 1977, tại Ninh Bình) 13 năm tù, Phan Trung (sinh năm 1976, tại Lâm Đồng) 8 năm tù và Từ Công Nghĩa (sinh năm 1993, tại Ninh Thuận) 10 năm tù.
Về vụ án trên, Hội đồng xét xử đã làm rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng. Ban đầu, các đối tượng trao đổi, thảo luận thông tin trên mạng xã hội. Sau đó, tất cả đã thống nhất thành lập tổ chức với tên gọi “Liên minh dân tộc Việt Nam”.
Từ việc thành lập tổ chức, các đối tượng sẽ tiếp tục tập hợp lực lượng để lật đổ chính quyền, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Các đối tượng đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng người. Tuy nhiên, ngay trong ngày thành lập hội, các đối tượng đã bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt quả tang. Qua đây có thể thấy, hành vi của các đối tượng là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự ổn định và phát triển vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Mặc dù hành vi phạm tội của các đối tượng trong tổ chức tự xưng “Liên minh dân tộc Việt Nam” đã rõ, tuy nhiên, các đối tượng bên ngoài vẫn rêu rao các thông tin bao biện, sai sự thật nhằm thực hiện mưu đồ “lộng giả thành chân”, làm sai lệch bản chất của vấn đề.
Thứ nhất, về thông tin được RFA đăng tải: “…những bị cáo không có ý thức chủ quan lật đổ chính quyền, họ chỉ bàn nhau sẽ đứng ra đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo đất nước khi chính quyền của đảng Cộng sản sụp đổ, và vì thế không có khách thể bị xâm phạm, tội phạm không thể hoàn thành”. Thực tế, đây chỉ là một cách bao biện. Một hội nhóm có sự phân công cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng người. Một hội nhóm có sự tính toán, thảo luận về “đường đi nước bước”, nhưng lại “không có ý thức chủ quan lật đổ chính quyền” nghe thực sự quá hài hước. Rõ ràng, các bị cáo đã có hành vi thành lập tổ chức phản động, có sự phân chia cụ thể về cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của mỗi người, đã tiến hành các hoạt động xuyên tạc, bôi nhọ chủ trương, đường lối hoạt của Đảng và Nhà nước v.v…
Với từng đó căn cứ đã đủ để chứng minh mục đích chống chính quyền nhân dân của các đối tượng phạm tội.
Thứ hai, về nội dung “Bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có quyền thực hiện các quyền chính trị của mình một cách ôn hoà để thay đổi chế độ chính trị…, xoá bỏ quyền cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam để tiến hành bầu cử tự do lựa chọn một đảng khác lãnh đạo đất nước” trên bản tuyên bố của hội anh em dân chủ là quá hàm hồ. Về mặt pháp lý, Hiến pháp nước ta đã chỉ ra: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (khoản 1 Điều 4). Điều này đồng nghĩa với việc Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Về mặt thực tiễn, ở nước ta chỉ có duy nhất một đảng lãnh đạo – Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài, được lịch sử ghi nhận rõ ràng. Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại quân xâm lược, giải phóng đất nước khỏi sự xâm lăng của các nước đế quốc; lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. Sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam có sự gắn bó khăng khít, là một chỉnh thể thống nhất. Chỉ cần một phần trong chỉnh thể này bị tách rời cũng khiến tình hình đất nước bị biến động. Chính vì vậy, mỗi công dân đều có quyền thực hiện các quyền chính trị của mình. Tuy nhiên, không một cá nhân nào có quyền đi ngược lại lợi ích của dân tộc, đánh đổi lợi ích của chung của toàn dân tộc, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng để mang lại những lợi ích cho riêng bản thân mình.
Việc tuyên án các đối tượng trong tổ chức “Liên minh dân tộc Việt Nam” là đúng người, đúng tội, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; không có chuyện Việt Nam xử lý người “bất đồng chính kiến”.
Nước mắt “thằng hề”
Sòng phẳng mà nói, giữa các tổ chức phản động, chống đối vừa có sự mâu thuẫn, vừa có sự hợp tác với nhau. 
Mâu thuẫn giữa các tổ chức thể hiện ở việc đối lập về lợi ích, về địa bàn hoạt động, về nguồn “viện trợ”, về đường hướng phát triển v.v... Vì vậy nên sự “cắn xé”, tranh giành quyền lợi giữa các tổ chức phản động không hiếm lần xảy ra. Thậm chí, ngay cả trong nội bộ một tổ chức cũng có sự “lệch pha” giữa các thành viên. Suy cho cùng, “phản động” hiện nay được không ít kẻ coi như một “nghề” kiếm cơm. Đằng sau “ngọn cờ” đấu tranh “vì dân chủ, nhân quyền” là những lợi ích kếch xù. Chính vì vậy, sự mâu thuẫn, đối lập giữa các nhóm là điều tất yếu.
Về hợp tác, có thể thấy những người chống đối suy cho cùng cũng chỉ nằm trong nhóm thiểu số của xã hội. Chúng vô cùng yếu ớt. Nếu không có một sự “hợp tác” nhất định với nhau thì sẽ rất khó để có thể tồn tại. Chính bởi vậy, khi chính quyền Việt Nam xử lý các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, các trang tuyên truyền của những tổ chức phản động sẽ ngay lập tức đăng đàn tố cáo nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền và luật pháp quốc tế. Đây như một biện pháp “cứu cánh” của những “nhà dân chủ” tự phong.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh nhất định, chúng ta phải thấy rằng, việc “khóc mướn” này cũng chỉ là một trò bịp bợm của những kẻ phản động. Mục đích để bảo vệ “đồng nghiệp” thì ít, mà để đáng bóng tên tuổi của bản thân thì nhiều.
Trong bối cảnh hiện nay, khi các đối tượng phản động, chống đối đang tích cực hoạt động nhằm phô trương thanh thế, mọi người phải vô cùng cẩn thận để tránh lọt vào “bẫy” thông tin của kẻ thù.


2 nhận xét:

  1. cần phải nghiêm trị những kẻ chống đối

    Trả lờiXóa
  2. Cần phải xử lý thật nghiêm những tên phản động chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước

    Trả lờiXóa