Sức mạnh nội sinh của một nền văn hóa phụ
thuộc nhiều vào thành quả của nền văn hóa dân tộc. Văn
hóa Việt Nam trường tồn đến nay là nhờ các thế hệ đi
trước đã trân trọng, nâng niu gìn giữ và bồi đắp những giá trị cao quý thuộc về
tinh hoa, tinh túy của dân tộc, đồng thời biết tiếp thu có chọn lọc những giá
trị văn hóa tiến bộ của nhân loại. Nhưng, những
giá trị đó không tự nhiên có, mà nó
cần phải được quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển nền
công nghiệp văn hóa nội địa có đủ khả năng phục vụ nhu cầu của người dân trong
nước trước sự xuyên tạc, xâm lăng của văn hóa ngoại lai
góp phần quan trọng tăng cường sức mạnh nội sinh phòng chống “Diễn biến hòa bình”.
Có nhiều cách để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Một
trong những cách đó là thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp
giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin
hiện nay, chúng ta phải tận dụng tối đa những ưu thế của công nghệ thông tin để
tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của cha ông cho thanh
thiếu niên thông qua những hình thức sinh động, phong phú, hấp dẫn, phù hợp với
tâm lý, thị hiếu của giới trẻ. Cùng với đó là mở rộng giao lưu văn hóa, nói
chuyện lịch sử truyền thống, tăng cường tính tương tác, tính trực quan sinh động
khi giáo dục truyền thống văn hóa cho tuổi trẻ.
Hiện nay, hội nhập quốc tế là quy luật khách quan
nhưng trong tương quan lại nghiêng về các nước phát triển, các nước lớn. Cho
nên Việt Nam cần tỉnh táo, thông minh trong quá trình hội nhập để không bị hòa
tan. Cần phải có tư duy, năng lực ứng xử linh hoạt,
tổng hợp là nét đặc trưng nổi bật của con người Việt Nam qua các thời đại.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta cần tiếp tục kế thừa và phát huy
tính cách đó để bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nhưng bảo vệ không có nghĩa là “khư khư giữ bằng được” những cái đã có, mà phải
biến những giá trị đó thành một trong những tài nguyên, một trong những lợi thế
cạnh tranh của nước ta trong hội nhập quốc tế. Vì tài nguyên thiên nhiên chỉ là
hữu hạn, khai thác mãi sẽ đến lúc cạn kiệt. Nhưng di sản văn hóa dân tộc càng
khai thác thì càng phát triển, vì đó là một thứ tài nguyên tái tạo vô tận. Vấn
đề là ở chỗ phải có tri thức hiểu biết, có sự linh hoạt sáng tạo phù hợp với thực
tiễn mới có thể biến di sản văn hóa thành tài nguyên, thành sức mạnh nội sinh
và động lực phát triển cho đất nước. Do đó, có thể nói rằng, bảo vệ di sản văn
hóa dân tộc cũng là một cách hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên quý giá của quốc gia góp phần quan trọng tăng cường sức mạnh nội sinh phòng chống đẩy lùi nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa trong tình hình
hiện nay./.
Bài viết của Ngôi Sao xanh 6/2019
Giáo dục rất quan trong, do đó cần quan tâm đúng mức
Trả lờiXóa