Năm 1945, vừa giành được chính quyền, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những căn bệnh, trong đó có bệnh kiêu ngạo, vác mặt “quan
cách mạng”, coi khinh dân chúng, coi thường dư luận. Đi vào sự nghiệp kháng
chiến, kiến quốc, công việc của toàn dân càng phải coi trọng mối liên hệ với
dân chúng.
Phải lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của
nhân dân, của những người “không quan trọng””, không “ngồi trong phòng giấy mà
viết kế hoạch, ra mệnh lệnh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, lãnh đạo là công
việc lớn lao của Đảng, quyết định đến thành bại của cách mạng. Lãnh đạo như vai
trò cầm lái, dẫn đường.
Đó là sự hội tụ của trình độ lý luận, trí tuệ,
của sự thấu hiểu thực tiễn, hoàn cảnh của đất nước và cuộc sống, lợi ích của
giai cấp, dân tộc và nhân dân. Lãnh đạo đúng đòi hỏi xử lý các mối quan hệ,
nhất là quan hệ giữa chiến lược và sách lược phù hợp với hoàn cảnh cụ thể “Dĩ
bất biến ứng vạn biến”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh 3 điều bảo đảm sự
lãnh đạo đúng: “1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế
thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là
những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta. 2. Phải tổ chức sự
thi hành cho đúng.Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong. 3.
Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng
giúp mới được”. Gắn bó với quần chúng, phát huy vai trò của nhân dân và hướng
tới mục đích vì dân, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải được thể hiện trong nội
dung và phong cách lãnh đạo của Đảng, của từng cán bộ lãnh đạo.
Trong phong cách lãnh đạo, vấn đề nổi lên hàng
đầu vẫn là cách làm việc với dân chúng, bởi “Dân chúng đồng lòng việc gì cũng
làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh nghiêm khắc chỉ rõ tình trạng: “Có nhiều cán bộ không bàn bạc, không giải
thích với dân chúng, không để cho dân chúng phát biểu ý kiến, giải quyết các
vấn đề, chỉ bắt buộc dân chúng làm theo mệnh lệnh. Thậm chí khi dân chúng đề ra
ý kiến và nêu rõ vấn đề, họ cũng tìm cách dìm đi. Họ chỉ làm theo ý kiến của
họ. Kết quả làm cho dân chúng nghi ngờ, uất ức, bất mãn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho rằng phải chú trọng bàn bạc, học hỏi quần chúng, nhưng tuyệt đối không nên
theo đuôi quần chúng. “Trong dân chúng có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ
khác nhau, ý kiến khác nhau. Có lớp tiên tiến, có lớp lừng chừng, có lớp lạc
hậu”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản
Việt Nam hoạch định đường lối đổi mới, đã nhấn mạnh đổi mới phong cách làm
việc, trong đó chú trọng giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, củng cố kỷ
cương, kỷ luật trong Đảng, thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị của cấp trên, nói đi
đôi với làm.
Một trong những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi
mới, được Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (tháng 3-1989) đề ra là: “Dân chủ phải
có lãnh đạo, lãnh đạo để phát huy dân chủ đúng hướng; mặt khác phải lãnh đạo
bằng phương pháp dân chủ trên cơ sở phát huy dân chủ”. Thực hiện Chỉ thị số
05-CT/TW, ngày 15-5- 2016, của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập, làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn liền với tổ chức thực hiện Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, nhằm tạo nên sự chuyển
biến căn bản về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, trong đó
có đổi mới phong cách lãnh đạo của từng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tất cả các
cấp, các lĩnh vực và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu...
Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn soi sáng cho mọi thế hệ người dân Việt Nam học tập và làm theo.
Trả lờiXóa