1- Quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong cuộc
chiến chống tham nhũng được thể hiện qua hàng loạt vụ “đại án” được đưa ra xét
xử; nhiều cán bộ, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước bị truy tố, kỷ luật. Cuộc
đấu tranh này đã nhận được sự đồng thuận của nhân dân, củng cố niềm tin của
nhân dân vào Đảng và Nhà nước về quyết tâm chống tham nhũng; đặc biệt, xây dựng
được niềm tin từ nhân dân, rằng bất cứ ai lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi
bất chính đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Có thể thấy, cuộc chiến
chống tham nhũng sẽ không dễ dàng bởi hoạt động tham nhũng luôn có sự gắn kết
chặt chẽ của các đối tượng vi phạm, trong đó nhiều đối tượng có chức, có quyền.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, một số học giả cho rằng, một đặc điểm chung
trong tâm lý của các đối tượng tham nhũng chính là, họ luôn nghĩ rằng hành vi
sai trái của mình sẽ được giấu kín, sẽ được “bảo hộ” và không sợ các cơ quan
chức năng xử lý. Và tâm lý “không sợ bị trừng phạt” cũng được xem là một lý do
để giải thích tại sao tham nhũng lại tràn lan như hiện nay, mặc dù chính quyền
của các nước và người dân luôn đấu tranh với nó.
2- Thuật ngữ “không sợ bị trừng phạt” (The
impunity) chỉ trạng thái tâm lý của những đối tượng thực hiện các hành vi vi
phạm pháp luật, bởi các lý do khác nhau, tin rằng sẽ không bị trừng phạt. Tâm
lý “không sợ bị trừng phạt” không chỉ xuất hiện ở những đối tượng đang thực
hiện hành vi phạm tội, những người có điều kiện, khả năng phạm tội về tham
nhũng và chức vụ, mà còn trở nên phổ biến và mặc định trong nếp suy nghĩ của
nhiều người. Tâm lý “không sợ bị trừng phạt” lại được lan truyền từ người này
sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác dẫn đến những hành vi tham
nhũng được nuôi dưỡng và được che chở bởi chính quan điểm mặc định của xã
hội.
Vậy đâu là lý do dẫn đến
tình trạng trong xã hội tồn tại trạng thái tâm lý “không sợ bị trừng phạt”?
Một là, những người thực hiện các hành vi tham nhũng
thường là những chủ thể đặc biệt.
Hai là, mặc dù các văn bản pháp luật của nhà nước
ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ về mặt pháp lý, nhưng hành vi tham nhũng
lại biến tướng với những thủ đoạn tinh vi hơn.
Ba là, những người thực hiện hành vi tham nhũng
đôi khi được che chở bởi một thế lực khác “cao hơn, mạnh hơn”, có
đủ sức để bảo đảm rằng các hành vi vi phạm pháp luật của những người thực hiện
sẽ không giống như những người dân bình thường. Các chế tài xử lý hình sự sẽ
được “miễn nhiễm” với những loại chủ thể này.
Bốn là, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
còn mang tính hình thức mà chưa có tính quyết liệt cao.
Năm là, tâm lý so sánh tiêu cực.
Sáu là, tâm lý thừa nhận tham nhũng là một phần của đời
sống xã hội, nó tồn tại và không thể xóa bỏ, chỉ có thể “sống chung” với
nó.
3- Tham nhũng là một vấn nạn toàn cầu, đôi
khi ăn sâu vào nhiều lĩnh vực, với nhiều cấp độ tại nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam trong các năm
gần đây chỉ số nhận thức tham nhũng có được những cải thiện nhất định. Việc đưa
ra truy tố, xét xử hàng loạt các sai phạm, các vụ án lớn, đã nhận được sự đồng
thuận của mọi tầng lớp nhân dân, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên. Tâm lý người dân đã dần thay đổi,
rằng các hành vi sai trái sẽ bị xử lý và tâm lý “không sợ bị trừng phạt” cũng
dần dần được xóa bỏ.
Cuộc chiến chống tham
nhũng là một chặng đường dài và khó khăn, đòi hỏi cần có sự quyết liệt của
Đảng, Nhà nước và sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân. Để xóa bỏ tâm lý
“không sợ bị trừng phạt” trong cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay: Đảng phải tiên
phong và lãnh đạo cuộc chiến chống tham nhũng; thực hiện thượng tôn pháp
luật; xây dựng chế tài
mạnh để chống tham nhũng; thiết lập và vận
hành các chuẩn mực đạo đức xã hội và tạo dựng niềm tin
trong nhân dân.
Công cuộc chống tham nhũng được nhân dân hết lòng ủng hộ
Trả lờiXóa