Bài viết “Khi nào triệu người Việt sẽ xuống đường ” Trên
trang Bauxite Việt Nam ngày 16.6.2019 của Mai V. Phạm đã bộc lộ bản chất phản động,
thiếu khách quan, không có cơ sở, cố tình bóp méo sự thật, với mục đích chống
phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước
Mai V. Phạm đã lợi dụng sự mất ổn định chính trị ở Hồng
Kông, Venezuala để xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, cố tình
hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo, cầm
quyền của ĐCSVN, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, kêu gọi biểu tình, bạo loạn, gây mất ổn định chính trị, trật tụ
an toàn xã hội, hoang mang dao động trong quần chúng nhân dân. Mai V. Phạm đưa
ra nhận định cho rằng ‘Từ năm 1945 cho tới ngày nay; dưới sự cai
trị của chế độ
độc tài công sản, dân tộc Việt Nam luôn bị cai trị bởi các nhà cầm quyền chuyên
chế, người dân không có quyền công dân, quyền con người”. Đây là nhận định chủ
quan, hết sức phản động, thiếu cơ sở với động cơ kích động, xuyên tạc, vô căn cứ. Cần thấy rằng; ở Việt Nam hiện nay là một quốc
gia độc lập, có chủ quyền, với một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
truyền thống yêu nước không bao giờ chịu khuất phục, phụ thuộc, nô dịch cho bất
kỳ một thế lực nào, ở đó người dân được sống tự do, bình đẳng trước pháp luật,
có trách nhiệm tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật của một đất nước tự do, độc lập,
có quyền lợi và nghĩa vụ, được tôn trọng, thụ hưởng các phúc lợi xã hội như học
tập, giáo dục, vui chơi, giải trí, khám chữa bệnh, được tham gia đóng góp, xây dựng vào mọi lĩnh vực
hoạt động của đời sống xã hội, mọi người đều sống và làm việc theo pháp luật,
được kiểm tra hoạt động của các cơ quan công quyền, thực tiễn vừa qua cho thấy
nhiều cán bộ, công chức đã bị sử lý kỷ luật vì thái độ phục vụ người dân chưa tốt
như, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thiếu trách nhiệm. Điều đó chứng tỏ người
dân ở Việt Nam hiện nay vừa là đối tượng vừa là chủ thể có nghĩa vụ và trách
nhiệm được phục vụ, tôn trọng chứ hoàn toàn không phải như nhận định của Mai
V.Phạm là đất nước không có dân chủ, người dân bị tước quyền con người.
Thực tiễn cũng đã khẳng định từ sau Cách mạng tháng 8 năm
1945 thành công đến nay, Nhà nước Việt nam luôn quan tâm, chăm lo đến việc bảo
đảm quyền con người. Điều đó được hiến định trong Hiến pháp và quy định trong hệ
thống pháp luật. Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định “1. Ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến
pháp và pháp luật”. Điều này hoàn toàn thống nhất với Bộ luật Nhân quyền quốc tế
và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, về các quyền dân sự, chính trị được hệ
thống pháp luật Việt Nam quy định bởi 16
quyền, quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa được quy định bởi 10 quyền. Như vậy có thể thấy Hiến pháp và hệ thống
pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền con người đồng thời xem quyền con người như là
một tiêu chí cơ bản trong xây dựng và sửa đổi pháp luật, những năm qua việc bảo
đảm các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, xã hội và văn hóa ngày
càng tốt hơn, vì vậy cộng đồng quốc tế đã tín nhiệm bầu Việt Nam vào Hội đồng
Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu tín nhiệm cao. Theo thống kê chưa đầy đủ,
cho đến nay, Việt Nam đã có 858 cơ quan báo in, 105 cơ quan báo điện tử, 207
trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí, 66 đài phát thanh,
truyền hình. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống,
làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn, báo chí lớn.
Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các
kênh nổi tiếng như CNN, BBC, TV5, NHK, DW… có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài
đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ
tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi, Qua intenet, người dân Việt Nam có thể
tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới.
Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển internet
hàng đầu khu vực. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng về loại hình,
phong phú về nội dung và các phương tiện thông tin đại chúng là minh chứng về
tư do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam. Sự tăng nhanh của
các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, chứng tỏ quyền tự do hội họp và lập hội của
người dân được tôn trọng và bảo đảm. Số chức sắc, nhà tu hành và những người hoạt
động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu tâm linh của nhân dân. Các tôn giáo có quyền và được Nhà nước Việt Nam tạo
điều kiện mở trường, cơ sở đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, tham gia các
hoạt động xã hội. Nhà nước Việt Nam còn đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc,
bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố quyết
định cho sự phát triển bền vững của đất nước Tất cả những vấn đề đó đã hoàn
toàn bác bỏ các nhận định sai lầm, thiếu cở sở của Mai V.Phạm đã nêu ở trên.
Tất cả những kẻ phản quốc phải bị xử lý nghiêm khắc
Trả lờiXóa