Không chỉ trên thế
giới mà ngay tại ở Việt Nam cũng đang phải hứng chịu những tác động không nhỏ
do tình trạng ô nhiễm không khí gây ra.
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên
thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do mắc phải các bệnh có liên quan
tới ô nhiễm không khí. Tại
Việt Nam, theo Tổng cục Môi trường thống kê trung bình năm cho thấy, hàm lượng
bụi trong không khí ở Việt Nam tăng hơn so với quy chuẩn, vượt hơn nhiều lần so
với ngưỡng an toàn quốc tế. Chính điều này đang ngầm dẫn đến tình trạng đáng
báo động về thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Trong đó, 70% nguồn ô
nhiễm là do khí thải từ các phương tiện giao thông. Ngoài ra, các nhà máy, xí
nghiệp, các hoạt động hàng ngày đều thải ra chất độc, chất gây ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nghiêm
trọng về đường hô hấp
"Ô nhiễm không khí thực sự là một cú sốc lớn cho
toàn cầu. Vấn nạn này khiến những người mắc bệnh hô hấp thêm khó thở, trẻ con
và người già phải vào viện, bỏ học, bỏ việc và gây ra những cái chết sớm cho
con người" - ông Robert O’Keefe (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu
sức khỏe Mỹ - Health Effects Institute chia sẻ).
Hàng ngày, có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi
(tương đương với 1,8 tỷ em) phải hít thở dưới bầu không khí ô nhiễm khiến cho
sức khỏe và sức phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ở Việt Nam,
trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam, có 6 bệnh liên
quan đến đường hô hấp mà nguyên nhân chính lại đến từ ô nhiễm không
khí và chất lượng không khí. Trong cơ cấu bệnh tật, các bệnh về đường hô hấp
cũng là 1 trong 5 nhóm bệnh dễ bị mắc phải cao nhất (gồm: bệnh hô hấp, sinh đẻ
và sau đẻ, bệnh hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh).
Chia sẻ tại hội nghị Tai Mũi Họng, Trung tướng Mai Hồng
Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: "Hiện
nay ngành tai mũi họng đang phát triển mạnh mẽ với nhiều phương pháp điều trị
mới và hiệu quả. Tuy vậy các bệnh đường tai mũi họng vẫn là gánh nặng cho xã
hội.
Trong hệ hô hấp, mũi là cơ quan tiếp xúc nhiều với môi
trường bên ngoài nên thường dễ bị viêm nhiễm khi có sự thay đổi về thời tiết
hay ô nhiễm. Nói cách khác, mũi là "cửa ngõ" của đường hô hấp, thường
bị viêm nhiễm không chỉ vì sự thay đổi về thời tiết mà còn vì nguyên nhân là ô
nhiễm và khói bụi gây ra. Do đó, bất kể là trẻ em hay người lớn cũng cần chú ý
bảo vệ mũi khỏi sự tấn công của bụi bẩn, vi trùng từ không khí. Việc giữ mũi
sạch sẽ sau một ngày dài tiếp xúc với khói bụi ngoài đường, không để cho vi
khuẩn, bụi bẩn trú ngụ và bùng phát thành ổ bệnh khi gặp thời điểm thuận lợi là
điều cần thiết, cấp bách trong điều kiện chất lượng không khí giảm sút như hiện
nay.
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa