Coi trọng thành tích học tập, vô tình xem nhẹ giáo dục,
tu dưỡng nhân cách
Trong cuốn "Sự tu dưỡng", tác giả nói rằng: Quyết
định một đời đứa trẻ không phải là thành tích học tập mà là sự tu dưỡng nhân
cách một cách kiện toàn.
Ông cho rằng một đứa trẻ, về mặt nhân cách phải được phát
triển hài hòa bình thường, các yếu tố tâm sinh lý, đạo đức, xã hội cũng bắt
buộc phải thống nhất, cân bằng, như thế mới không bị "khiếm khuyết"
về mặt lý tưởng.
Tuy nhiên, trong suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh hiện nay,
thành tích học tập đang trở thành tất cả với trẻ nhỏ, giống như tấm kim bài
miễn tử vậy.
Con của một gia đình nọ vừa mới học trung học phổ thông đã
theo nhóm anh chị xã hội học hút thuốc, uống rượu.
Bạn bè khuyên bố mẹ cậu ta nên quản giáo con chặt hơn, nào
ngờ họ nói: "Thành tích học tập của nó tốt rồi, thi lần nào điểm cũng
thuộc nhóm 3 người cao nhất lớp, thi thoảng thả lỏng một chút chúng tôi cũng
không dám quản chặt."
Rồi cuối cùng một ngày, đứa trẻ nó vì thường xuyên đến những
tụ điểm ăn chơi nên nghiện hút, bị đưa vào trại giáo dưỡng.
Nhiều bậc cha mẹ hiện đều như vậy, chỉ cần nói đến giáo dục
đều không quên nhắc đến thành tích của con.
Khi trẻ mới lên hai, lên ba tuổi, bố mẹ đã bắt đầu cho trẻ học
chữ, bốn, năm tuổi cho học tiếng Anh, lên tiểu học thì tìm gia sư, lớn hơn chút
nữa thì giúp con tìm các lớp học thêm.
Không chỉ có vậy, nhiều bậc phụ huynh còn yêu cầu con luôn
phải đứng đầu lớp về thành tích, phải thi vào trường điểm, chỉ có như thế mới
là "đứa trẻ ngoan", mới có "tương lai tốt"...
Nhưng cái giá phải trả cho việc này là gì? Tính cách trẻ sẽ
trở nên lạnh lùng ích kỷ, dễ nổi nóng, sống thiếu trách nhiệm, không hiểu
chuyện, sống như người giời, thiếu thực tế, thiếu tu dưỡng nhân cách.
Một ngày nào đó, nếu một sự việc nào đó động chạm đến chỗ
đau của trẻ, rất có thể sẽ xuất hiện một hậu quả khó lường.
Nhưng thành tích của chúng có tốt đến đâu, khi chúng làm ra
những việc trời không dung đất không tha thì việc đánh giá nhìn nhận lại thành
tích học tập của chúng, nào có ích gì.
Trong xã hội, tiêu chuẩn cuối cùng để kiểm nghiệm một con
người, từ trước đến giờ chưa bao giờ là điểm số và sự xếp hạng trong nhà
trường.
Du Mẫn Hồng - người sáng lập và chủ tịch của New Oriental
Education & Technology Group Inc nói: "Có giáo dục tốt nhân phẩm và
đạo đức của con cái hay không, đó mới là chìa khóa quyết định đến thành công
một đời đứa trẻ."
Khi một đứa trẻ bị thiếu hụt nghiêm trọng về mặt tu dưỡng
nhân cách, thì vẻ ngoài dù có đẹp đến đâu, tâm hồn cũng vẫn bị méo mó.
Nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ Dale Carnegie từng tiến hành
một cuộc điều tra rộng rãi với đối tượng điều tra là những người nổi tiếng
trong các giới và phát hiện ra một kết quả tương đồng:
Người thành công chỉ có 15% là dựa vào các kỹ năng nghề
nghiệp ưu việt, 85 % là dựa vào sự tu dưỡng nhân cách đạt tới đỉnh cao.
Nếu coi trẻ con là một cái cây, nhân cách phẩm chất kiện
toàn sẽ là bộ rễ vùi sâu dưới đất. Chỉ khi có một bộ rễ chắc chắn, cây mới có
thể trưởng thành tươi tốt, ra hoa kết trái. Còn thành tích học tập chẳng qua
chỉ là một trái cây mà thôi, không thể đại diện cho toàn bộ.
Nếu rễ cây thối hỏng, vậy thử hỏi cái cây đó sẽ sống được
bao lâu?
Giáo dục là phải toàn diện
Trả lờiXóa