Thứ nhất, đây là một trào lưu tư tưởng theo đuổi những chính sách được dân
chúng ủng hộ trong ngắn hạn nhưng không bền vững trong dài hạn, thường là những
chính sách xã hội; ví dụ là những chính sách trợ giá hàng hóa, trả tiền lương
hưu hậu hĩnh hoặc miễn phí chăm sóc y tế, v.v..
Thứ hai, đây là một đường hướng chính trị lấy danh nghĩa “nhân dân” làm
căn bản cho tính chính danh của chế độ, tuy nhiên nhiều quan điểm của chủ nghĩa
dân túy không coi “nhân dân” là toàn bộ dân số mà chỉ có một số nhóm sắc tộc.
Thứ ba, đây là một đường hướng chính trị sùng bái phong thái của nhà
lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy có khuynh hướng phát triển
chung quanh họ hiện tượng sùng bái cá nhân; tuyên bố họ được giao sứ mệnh nắm
giữ quyền lực, không phụ thuộc vào các thiết chế như đảng phái chính trị. Họ cố
gắng phát triển một mối quan hệ trực tiếp, không qua trung gian, với “nhân dân”
mà họ tự xưng là người đại diện, hướng những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của
người dân vào một hành động tức thời. Chủ nghĩa dân túy kiểu này thường đi đôi
với việc lên án toàn bộ giới lãnh đạo hiện tồn -những người đã đầu tư vào các
thiết chế hiện hữu.
Bài viết rất hay, xin cảm ơn
Trả lờiXóa