Tư tưởng đoàn kết trong Đảng làm hạt nhân đại
đoàn kết dân tộc của Bác Hồ có ý nghĩa chiến lược, nó là tư tưởng cơ bản, nhất
quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó đã động viên và
phát huy cao độ sức mạnh của động lực dân tộc và giai cấp, tranh thủ được sự
đồng tình quốc tế.
Đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của
Đảng ta”. Bác căn dặn “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ
gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Bác dặn
đoàn kết không có nghĩa là xuôi chiều, dễ người dễ ta. Để trong Đảng đoàn kết,
trở thành một khối thống nhất phải thật sự nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình
và phê bình, và phải chỉnh đốn lại Đảng. Bác không coi đó là một biện pháp tình
thế mà là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên để thực hiện vai trò lãnh đạo của
Đảng, là sự vận động của bản thân Đảng trong quá trình phát triển của cách
mạng. Khi cách mạng khó khăn, chỉnh đốn Đảng để xây dựng ý chí kiên định, tránh
tình trạng dao động, bi quan. Khi cách mạng thắng lợi, chỉnh đốn Đảng để ngăn
ngừa bệnh kiêu ngạo, chủ quan, tự mãn. Khi Đảng cầm quyền chỉnh đốn để tránh
những sa ngã, thoái hoá biến chất, tự đánh mất mình, “Mỗi đảng viên và cán bộ
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí
công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch”
. Coi trọng chỉnh đốn Đảng là
tạo nên sức mạnh đoàn kết theo lời dặn của Bác “Trong Đảng thực hành dân chủ
rộng rãi thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất
để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình
thương yêu lẫn nhau”. Đây là quan điểm đoàn kết rất nhân văn của Bác Hồ. Đấu
tranh phê bình để nâng cao sự đoàn kết, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa. Đấu tranh
không phải là bới móc, chì chiết, vạch lá tìm sâu, dậu đổ bìm leo, hạ bệ người
khác, tranh giành địa vị, quyền lợi, lợi dụng đấu tranh phê bình để cấu kết bè
cánh, lợi ích nhóm. Nên trong mọi hoạt động của Đảng, mỗi đảng viên phải thật
sự thương yêu lẫn nhau. Cán bộ phải thương yêu đảng viên. Khi giao nhiệm vụ cho
đảng viên phải tìm hiểu rõ hoàn cảnh của người nhận nhiệm vụ. Khi có khó khăn
phải tận tình giúp đỡ để đảng viên hay cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi
nhắc tới đoàn kết quốc tế, Bác căn dặn phải trên nền tảng tư tưởng và “có lí có
tình”.
Đảng ta xác định: “Đoàn kết là sự nghiệp của
toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, mà hạt nhân là các tổ chức Đảng, được
thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó chủ trương của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu”. “Đoàn kết
các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước
ta”. Những năm qua, nhờ đoàn kết mà công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu
quan trọng có ý nghĩa lịch sử cả về kinh tế, văn hoá, xã hội. Đất nước giữ vững
ổn định chính trị, trật tự an ninh được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải
thiện. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, các phong
trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, các hoạt động nhân đạo từ thiện
thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Song, một số nơi đoàn
kết chưa được phát huy như mong muốn. Có những tổ chức, những bộ phận vì mất
đoàn kết mà làm mất uy tín của Đảng, của Nhà nước với Nhân dân.
Những nội dung về đoàn kết đã được xác định trong nhiều nghị quyết
của Đảng, để không phải chỉ là khẩu hiệu, cần có chiến lược thực hiện, tổ chức
chặt chẽ, phải trở thành hành động và động lực của toàn Đảng, toàn dân ta. Nó
phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng cụ thể, thành phong trào cụ
thể trong mặt trận thống nhất toàn dân tộc.
Sinh thời, Bác Hồ đã nhắc nhở cán bộ và các cơ quan Đảng và Nhà
nước: “Có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được.
Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn
đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn
thể to lớn, nghĩ mãi không ra”. Thực hiện lời chỉ dẫn của Bác, Đảng ta đã có
những nghị quyết, quy chế, quy định về việc nâng cao vai trò giám sát, phản
biện của nhân dân đối với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước. Để công tác giám sát, phản biện của nhân dân thông qua Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội đạt hiệu quả cao,
chất lượng tốt cần phải phát huy tinh thần đoàn kết, thật sự dân chủ cần tập
trung mootk số nội dung sau:
Một là, tuyên truyền, giáo
dục, vận động nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của nhân dân đối
với việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị các cấp.
Hai là, các tổ chức đảng,
cơ quan công quyền cần quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò của
MTTQ trong điều kiện một đảng cầm quyền với yêu cầu xây dựng Nhà nước của dân,
do dân, vì dân.
Ba là, Đảng là hạt nhân
của sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.
Hơn lúc nào hết, trong tiến trình chuẩn bị đại hội đảng bộ các
cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ, thu
hút tinh hoa trí tuệ, đoàn kết tập hợp nhân tài của đất nước để sự giám sát và
phản biện của MTTQ và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội là một kênh
thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, là việc quan trọng và rất cần
thiết. Đảng và chính quyền các cấp cần tạo mọi điều kiện để MTTQ và các đoàn
thể hoàn thành nhiệm vụ lịch sử: đưa giám sát và phản biện xã hội vào cuộc
sống, trở thành một nếp sinh hoạt thường xuyên trong đời sống chính trị xã hội
.
Một khát khao đến cháy bòng của Bác Hồ được nhắc
lại trước lúc Người đi xa “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng
một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Niềm mong ước đó của Bác đang được
Đảng và Nhân dân ta nỗ lực thực hiện theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh” trên cơ sở tư tưởng chiến lược đại đoàn kết
toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có đoàn kết thì mới tạo nên sức mạnh tổng hợp
Trả lờiXóa