Những kẻ tà mưu “đục nước béo cò”
Lượn một vòng trên một số trang mạng, soi chiếu 360 độ, tôi rất thích những bài viết với ngôn ngữ có phản biện, có tính xây dựng; bên cạnh, tôi cũng gặp một số bài viết mà tìm mãi trong đó không có một câu nào có âm hưởng của sự tử tế. Bởi ai cũng có thể dễ nhận ra trong những bài viết của những kẻ chống phá chế độ và Nhà nước Việt Nam, là những kẻ “đục nước béo cò” – thường nhắc lại những sai lầm chính sách trong quá khứ (mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã công khai thừa nhận và khắc phục, sửa chữa), để cố suy diễn quy nạp ngụy chứng cho rằng những sai lầm bắt nguồn từ bản chất của Đảng Cộng sản. Như việc viện dẫn từ việc một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, một số vụ việc nghiêm trọng dẫn tới thất thoát nhiều tài sản nhà nước. Những kẻ “vơ đũa cả nắm” này suy diễn khẳng định rằng do vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nên Đảng Cộng sản Việt Nam đã dung dưỡng các doanh nghiệp nhà nước, đã ưu ái doanh nghiệp nhà nước một cách vô lối dẫn tới sự kém cỏi trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước… Vậy bao nhiêu là doanh nghiệp tư nhân phá sản thì do đâu hay là quy hết về do bản chất của kinh tế thị thường?
Có thể thấy rõ, những sơ hở, yếu kém, vụ việc tiêu cực trên các lĩnh vực là “mảnh đất màu mỡ” cho kẻ xấu chống phá. Chúng thậm chí xuyên tạc vấn đề lý luận cơ sở như vấn đề sở hữu và quản lý đất đai, quy kết nếu không thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thì đã không có cơ hội cho tham nhũng đất đai, không dẫn tới nhiều cán bộ phải vào vòng lao lý do liên quan đến đất đai, đã không xảy ra các vụ khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người… Vậy các nhà nước của các quốc gia trên thế giới khi muốn xây dựng công trình hạ tầng quốc gia hay công trình an sinh có phải thực hiện giải phóng mặt bằng đất phục vụ xây dựng công trình công cộng hay không?…
Xây dựng và đấu tranh – vạch rõ “tà mưu”, bảo vệ chính nghĩa
Chính phủ quốc gia nào cũng phải giải quyết những thách thức đến từ phía “bên kia bờ ảo vọng” – thách thức từ những kẻ “ảo vọng” và chống phá. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Để giải quyết những thách thức từ các thế lực chống phá, khắc phục khó khăn, phát huy thành công đã đạt được, với việc nhận rõ khâu then chốt trong lãnh đạo phát triển đất nước chính là xây dựng Đảng và công tác cán bộ, Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về “Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”; Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư khóa XI về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp”; Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Một số vấn đề cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Quy định số 08-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”…
Đặc biệt, Đảng Cộng sản Việt Nam đang quyết liệt chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay, coi đây là một cuộc chiến đấu sống còn của toàn Đảng, toàn dân với “giặc nội xâm”. Từ nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng đến nay, các vụ án kinh tế lớn, những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến một số lãnh đạo cấp cao, các “nhóm lợi ích” đã được đưa ra xét xử nghiêm minh với mức án nghiêm khắc. Trong đó, Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, từng là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bị tuyên án tử hình về tội tham ô, bị yêu cầu bồi thường 110 tỷ đồng. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực càng thể hiện rõ tinh thần kiên quyết, không có vị trí an toàn, khu vực an toàn và cũng không còn khái niệm “hạ cánh an toàn”, bất kể cán bộ đương chức, nghỉ hưu nếu có sai phạm đều bị xem xét kỷ luật, xét xử nghiêm minh. Càng là cán bộ, đảng viên cấp càng cao thì khi vi phạm sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc hơn, mang tính răn đe cao hơn so với các quy định của pháp luật áp dụng cho các công dân.
Vậy mà, một số kẻ cố tình lờ đi sự thực trên, lợi dụng những “con sâu” vụ việc tiêu cực, cá nhân xấu xí đơn lẻ để cho rầu nồi canh” luôn. Bởi kẻ xấu mang tà mưu thì rất hay lợi dụng “mượn gió bẻ măng”, giọng điệu lắt léo. Nếu ta chưa xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm thì chúng cho là bao che; khi ta xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, những cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì chúng cho rằng đó là “đấu đá nội bộ”!…
Những luận điệu sai trái đó có khi có vẻ ngô nghê, có khi thâm sâu, nguy hiểm, có lúc ngụy biện khá thông minh… nhưng có thể dễ nhận diện được vì thường là những câu từ, ngôn ngữ rất thiếu tính xây dựng, thiếu thiện chí, “bới lông tìm vết”, bởi nó xuất phát từ bản chất gian dối, chống phá, cố tình phát tán tin giả, thông tin tẩm độc, làm cho người đọc dễ bị “ngộ độc” từ từ.
Việc nhận diện những luận điệu, thông tin sai sự thật, tin độc, để từ đó nhìn nhận rõ phải trái, đúng sai, trắng đen, để nắm bắt sự thật, để cảnh giác, nâng cao đề kháng trước thông tin xấu độc, bịa đặt là cần lắm thay cho bà con thiện lành!
Tất cả những kẻ phản quốc phải bị xử lý nghiêm khắc
Trả lờiXóa