Social Icons

Pages

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ TÔN VINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


Cách đây không lâu, trong dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người (19-05-2019-19-05-1969), tại Mỹ đã diễn ra Hội thảo “Hồ Chí Minh toàn cầu" (“Global Hồ Chí Minh”). Hội thảo nằm trong chương trình hợp tác giữa trường Đại học Columbia và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chủ đề được chính các học giả Mỹ, Đại học Columbia đề xuất.
Có thể nói trong xu thế chống cộng mà các thế lực thù địch phương Tây đã và đang duy trì hướng vào chống các các ĐCS và các nước do các ĐCS cầm quyền…, thì hội thảo quốc tế với chủ đề “HCM toàn cầu” là một hiện tượng đặc biệt. Cái đặc biệt ở đây là ở cách nhìn nhận của nhóm tác giả đối với thân thế và sự nghiệp của CT HCM…
Còn nhớ trong lịch sử người ta đã nói về HCM với những tư tưởng trái chiều nhau- “HCM người theo Chủ nghĩa yêu nước”… hoặc “ HCM, người chiến sỹ quốc tế vĩ đại”… nhưng chưa có ai nhìn nhận vai trò HCM trong quá trình toàn cầu hóa.
Nội dung hội thảo tập trung vào 3 chủ đề chính: HCM với các cường quốc, HCM trong chiến tranh lạnh và Di sản toàn cầu HCM.

Trong bài viết giới thiệu ngắn này, chúng tôi không có điều kiện để giới thiệu đầy đủ nội dung, mà chỉ đi vào một vài khía cạnh. Cuộc hội thảo đã nhấn mạnh HCM không chỉ là vị anh hùng giải phóng dân tộc, mà còn là cầu nối giữa VN với thế giới và nhân cách mang tầm ảnh hưởng toàn cầu của Người.
Những người đề xuất hội thảo đã đúng khi cho rằng hiếm có một vĩ nhân nào đã sớm ý thức được quan hệ quốc tế của quốc gia với cộng đồng quốc tế như HCM. Còn nhớ, ngay sau khi nước VNDCCH mới thành lập, Người đã nhiều lần gửi thư cho Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhằm thiết lập quan hệ VN với Hoa Kỳ.
Hồ sơ Bộ quốc phòng (giải mật năm 2011) cho thấy trong khoảng thời gian giữa năm 1945-1946, HCM đã nhiều lần gửi thư cho Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ (cũng như một số cường quốc khác) đề nghị Hoa Kỳ kêu gọi ủng hộ nền độc lập của VN và thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai nước. Đáng chú ý những bức thư này, CT HCM đã đề nghị để VN “Tham gia Hội đồng Cố vấn về Viễn Đông”; “Đề nghị LHQ quan tâm đến việc Pháp gây hấn và cử phái đoàn điều tra đến Đông Dương; kêu gọi tất cả các quốc gia tự do trên thế giới ủng hộ nền độc lập của VN và chấm dứt cuộc xung đột ở miền Nam VN và nguyện vọng được gửi khoảng 50 thanh niên VN sang Mỹ học tập và trao đổi văn hóa”…
Những tư liệu được đưa ra nhân dịp cuộc Hội thảo cho thấy tầm vóc tư duy toàn cầu của CT HCM về chính trị, kinh tế và văn hóa gắn liền với sự khẳng định nền độc lập của nước VNDCCH (ngay từ năm 1945-1946!).
Giá trị của cuộc Hội thảo lần này là ở giác độ mới mẻ khi nghiên cứu về CT HCM. Lâu nay, người thường chỉ nhìn nhận CT HCM thường là nhấn mạnh đến chủ nghĩa yêu nước- chống thực dân, đế quốc mà quên đi chủ nghĩa quốc tế, quên đi những vấn đề chung của nhân loại.
Ý nghĩa quan trọng của cuộc hội thảo “Toàn cầu Hồ Chí Minh” là ở chỗ Chủ đề được chính các học giả Mỹ và Đại học Columbia đề xuất khi cùng đứng ra tổ chức hội thảo.
Một chủ đề khác cũng rất thú vị- Đó là CT HCM trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Có thể nói, là người đứng đầu một nước trong hệ thống XHCN, nhưng CT HCM không đi theo xu hướng chính trị đối đầu nhau…mà đi theo xu hướng thu hẹp bất đồng, hạn chế chiến tranh leo thang. Có thể có nhiều cách giải thích về hiện tượng này, nhưng có người cho rằng CT HCM hiểu rõ, trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã có nhiều nước lớn đã lợi dụng chiến tranh VN để xác lập vị thế của mình… Và cuối cùng, đó là nhân cách và tầm vóc vĩ đại của CT HCM. Trong bài viết này, chúng tôi không có điều kiện để đề cập tới cụ thể, mà chỉ muốn nhấn mạnh - đây là một cách đặt vấn đề là hoàn toàn mới mẻ. Chắc chắn đó không chỉ là vấn đề nhân cách cá nhân, đời sống giản dị của Người mà là nhân cách của cả một dân tộc.

1 nhận xét: