Bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam
Trong nhiều ngày qua, vụ xung đột ở bãi Tư chính (TC) đã
được nhiều tài khoản với những bút danh khác nhau đã có không ít bài viết về
chủ đề này. Tựu trung lại có mấy nội dung sau: “Bãi TC- tình hình đã cực kỳ
nguy hiểm”; “ Trước sau, Việt Nam sẽ kiện TQ về bãi TC”; Vụ bãi TC… “Việt
Nam-Trung Quốc sẽ cùng khai thác bãi TC”; “Việt Nam phải thay đổi chính sách
quốc phòng “ba không”!…
Trước hết chúng ta cần nhận thức rõ bãi TC về mặt địa lý và
pháp lý ?
Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông,
cách đất liền Việt Nam cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý và cách bờ biển Đảo Hải
Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý. Như vậy theo UNCLOS, bãi TC thuộc hải phận
tỉnh Vũng Tầu Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang khai thác dầu tại bãi TC.
Tranh chấp “ nóng” bãi TC chỉ mới diễn ra trong thời gian
gần đây, khi TQ đưa dàn khoan đến khai thác. 1992, một công ty nhỏ của Mỹ là
Crestone Energy Corporation được TQ cấp quyền thăm dò dầu khí cạnh khu vực bãi
ngầm TC. Đến năm 1994, Crestone lại có kế hoạch thăm dò lô Vạn An Bắc 21 nhưng
VN phản đối. Cũng trong năm này, VN thuê Công ty Vietsovpetro và hãng Conoco
của Mỹ thăm dò dầu khí tại đây. TQ xem hành động của VN là bất hợp pháp và vô
giá trị, đồng thời cảnh cáo trực tiếp Công ty Conoco. VN cho rằng, không cần
phải thảo luận với TQ về hợp đồng dầu khí, bởi lẽ vùng khai thác thuộc quyền
chủ quyền và quyền tài phán của VN.
Tình hình bãi TC ngày càng căng thẳng, nhưng cả VN và TQ đều
kiềm chế để không dẫn đến xung đột vũ trang. Nhằm giữ vị thế chủ quyền quốc gia
nhiều người cho rằng VN cần dựa vào luật quốc tế về biển (UNCLOS), cần kiện TQ
về bãi TC.
Có người còn cho rằng “TQ “đã phá bỏ” mọi cơ sở pháp lý và
pháp luật quốc tế ở Biển Đông khi ra tuyên bố nói bãi Tư Chính thuộc về TQ và
TQ có mọi quyền chủ quyền, quyền tài phán v.v…”… do đó VN cần
kiện TQ về bãi TC (và dây là một thời điểm để thay đổi quan hệ VN-TQ?).
Và để ứng phó với sức mạnh bạo lực của TQ, VN cần thay đổi
chính sách quốc phòng “ba không” để tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, trong đó
có Hoa Kỳ!
Vậy chính sách của Việt Nam nên như thế nào?
1- Về nguyên tắc, chủ quyền quốc gia, dân tộc là cao nhất,…
VN sẽ không nhân nhượng vấn đề chủ quyền vì bất cứ lý do gì;
2- Bãi TC hoàn toàn thuộc chủ quyền của VN (không có tranh
chấp),…VN sẽ bảo vệ chu quyền đó bằng mọi cách, trước hết bằng pháp lý, bằng
đấu tranh dư luận và bằng quản lý trên thực tế.
3-VN không nghe ai đó xui dại “kiện TQ”. Kiện là hành vi
chấp nhận có tranh chấp… mặt khác “kiện” là tự mình chấp nhận có người khác làm
quan toà phán xét lợi ích vốn có của mình…
Về quan hệ VN-TQ, hai quốc gia, dân tộc đã có những quan hệ
lịch sử: Trong lịch sử TQ đã nhiều lần xâm lược Việt Nam… Gần nhất là cuộc xâm
lược toàn tuyến biên giới phía Bắc, 17-02-1979… và xâm lược quần đảo Gạc Ma,
14-03-1988…
VN không phủ nhận TQ đã giúp VN kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược… khi VN và TQ cùng trong “phe XHCN”.
Tuy nhiên ngày nay nhìn lại những sự kiện này TQ giúp Việt
Nam về bản chất cũng nhằm củng cố vị thế của họ… không có chuyện hoàn toàn “vô
tư”. Và VN cũng không nên đòi hỏi một quốc gia khác chỉ vì “công lý” và lợi ích
của Việt Nam. Về chính sách “ba không” thiết nghĩ chính sách này không có nghĩa
VN có thể và cần tranh thủ sự giúp đỡ của nước khác để chống TQ xâm lược… Tuy
nhiên trên thực tế cũng không có quốc gia nào chỉ vì “công lý”,… mà giúp đỡ
Việt Nam. Cho nên chính sách “ba không” vẫn cần thiêt./.
Bọn phản động luôn lợi dụng các vấn đề nhạy cảm để xuyên tạc, kích động và chống phá đất nước; vì vậy chúng ta phải cảnh giác
Trả lờiXóa