PHƯƠNG PHÁP “DÂN VẬN KHÉO” LÀ PHẢI BIẾT PHÁT HUY DÂN CHỦ
Phát huy dân chủ tức là phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
để dân thực sự được “làm chủ” và thực sự “là chủ”. Hồ Chí Minh chỉ rõ, phát huy
dân chủ không chỉ là “ở chỗ chào hỏi kính thưa có lễ phép mà đủ” mà còn là
“không được phung phí nhân lực, vật lực của dân. Khi huy động nên vừa phải,
không nên nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho
đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ dân cũng là biết tôn trọng dân”[11]. Trong quan hệ với nhân dân, cán bộ,
đảng viên, nhất là cán bộ làm công tác dân vận phải sâu sát, tìm hiểu kỹ càng,
“hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân. Hiểu tâm lý của dân, học sáng
kiến của dân... Phải tôn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gương cho dân”.
Để có thể “nói dân tin, ở dân quý, làm dân theo”, người cán
bộ dân vận phải khiêm tốn học hỏi nhân dân, thành thực lắng nghe sự góp ý, phê
bình của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, “không học hỏi dân thì không lãnh đạo
được dân. Có biết làm trò dân mới làm được thầy học dân”[12]. Nếu dân góp ý sai thì giải thích cho
dân hiểu, nếu có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và nghiêm
túc sửa chữa, tuyệt đối không được khinh rẻ ý kiến của nhân dân; không được
dùng quyền hành để “áp bức phê bình”.
Tròn 24 năm trên cương vị đứng đầu Đảng, Nhà nước,
dù bận nhiều công việc, nhưng để hiểu dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn bố trí tiếp
dân tại Phủ Chủ tịch và dành thời gian để đi xuống cơ sở, tìm hiểu, “lắng tai
nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người không quan trọng”[13]. Những chuyến công tác về địa phương
trực tiếp làm việc với nhân dân, đã giúp Người nắm sát công việc, hiểu đúng
tình hình, từ đó đưa ra những quyết định chỉ đạo đúng đắn, hợp lý, hợp tình,
phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, các cuộc gặp gỡ giữa Người với các tầng lớp
đồng bào, là dịp để đồng bào trao đổi, bày tỏ tâm tư nguyện vọng với người đứng
đầu Nhà nước, đồng thời là nguồn động viên to lớn đối với nhân dân, là cơ sở
thắt chặt hơn niềm tin giữa Đảng với dân. Với Hồ Chí Minh, không bao giờ Người
coi mình đứng cao hơn nhân dân, mà chỉ tâm niệm suốt đời là người phục vụ trung
thành và tận tuỵ của nhân dân, “như một người lính vâng mệnh quốc dân ra trước
trận”[14].
Đối với nhân dân, từ các vị nhân sĩ trí thức đến
bà con nhân dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức mẫu mực, là
tượng đài toả ra ánh sáng của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn. Mỗi người dân
Việt Nam và bạn bè quốc tế ai cũng thấy ở Người sựgần gũi, ấm áp tình thương và
sự bao dung, nếp sống giản dị và đức tính khiêm nhường, một sự giản dị thật vĩ
đại, bởi vì Người đã hy sinh tất cả cho Tổ quốc, cho nhân dân. Trước lúc đi
xa, Người căn dặn: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ
gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ
thật trung thành của nhân dân"[15].
Tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng cho mọi thế hệ học tập và làm theo
Trả lờiXóa