Rãnh rỗi sinh nông nổi,
Không phải ngẫu nhiên mà tôi mất nhiều thời gian để viết loạt bài về chủ đề “giúp nước và phá nước” với bài mởi đầu có tiêu đề là “giúp nước và phá nước: bên nào dễ hơn?”. Ngọn nguồn ý tưởng có cơ sở lý luận và thực tiễn hẳn hoi đấy.
– Về cơ sở lý luận, xin nêu ra 4 ý sau đây:
+ Giúp nước và phá nước, đời nào cũng có, chỉ là khác nhau về mức độ nặng nhẹ, thủ đoạn và cách thức thực hiện âm mưu phá nước.
+ Bất kỳ một công dân của đất nước nào cũng đều phải có trách nhiệm giúp nước; phải tuân thủ đầy đủ, đúng pháp luật, thực hiện đúng chủ trương của đảng cầm quyền lãnh đạo đất nước đó.
+ Đất nước nào, chế độ xã hội nào, thuộc giai đoạn lịch sử nào cũng đều có hai mặt: ưu điểm và hạn chế. Bất kỳ con người ở quốc gia nào, theo tôn giáo nào, giới tính, tuổi tác, ngành nghề nào cũng đều có hai mặt: tốt và xấu.
+ Điều quan trọng nhất là mọi người ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đất nước, thực hiện mục tiêu chung cần hướng tơi là: xây dựng con người, văn hóa, đất nước mình ngày càng giàu đẹp, hoàn mỹ.
– Về cơ sở thực tiễn, xin nêu ra 5 ý sau đây:
+ Đất nước Việt Nam hiện nay, bên cạnh những thành tưu, cũng bộc lộ những hạn chế, nhược điểm cần sớm được khắc phục.
+ Con người VN hiện nay so với trước đây, tuy phát triển nhiều mặt, có nhiều điểm tốt, nhưng đang có biểu hiện rõ về một số mặt xấu, có mặt xấu không thể ngờ được.
+ Lo ngại nhất là có sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, không loại trừ hiện tượng này trong giới trẻ.
+ Lo ngại hơn là ngày càng lộ diện một số trí thức từng làm việc, cống hiến, phấn đấu vì mục tiêu cộng sản, thì nay lại có những phát ngôn trái với mục tiêu phấn đấu, thậm chí chê bai, phủ định giá trị của đất nước.
+ Ngày càng bộc lộ nhiều kiểu dạng, nhiều thủ đoạn, âm mưu chống phá đất nước VN.
Vấn đề đặt ra là: Rõ ràng, chỉ trừ khi bị khiếm khuyết về trí não và nhân cách, còn lại ai cũng nhận thức được “quê hương là chùm khế ngọt”, “chim có tổ người có tông”, “nước mất thì nhà tan”. Nhưng tại sao có những con người không thay vì đầu tư công sức, trí tuệ hiến kế xây dựng đất nước mà lại mất khá nhiều thơig gian vẽ trò phá nước?
Câu chuyện ấy chắc là phải viết hàng chục, thậm chí hàng trăm bài cũng chưa bàn thấu. Nhưng tôi nghĩ chủ quan như này: giúp nước khó hơn phá nước. Muốn giúp nước thì cần những con người không chỉ có trí tuệ mà còn là có nhân cách, có tấm huyết, có đạo đức tốt, cần cái tâm và cái tầm của người có tổ có tông, có thể không sinh sống ở VN nhưng không thể là “người mại bản” (mất gốc). Nói văn vẻ một chút, giúp nước đòi hỏi con người ngoài kiến thức chuyên môn, rất cần người có “tri thức làm người”, có lương tâm và trách nhiệm làm người, nhận thức được “mình là người” thì sẽ hơn “con người” và “con người” thì tất yếu là hơn “con” (theo cách phân tích của xã hội học, con người gồm: phần con và phần người).
Còn phá nước chắc là dễ hơn, không khó như đòi hỏi của giúp nước. Mà một khi đòi hỏi thấp hơn, có nghĩa là nhiều đối tượng “đủ điều kiện” tham gia hơn. Nếu xét theo thuyết tiến hóa của Đác-uyn thì khi nói “con người” là nói đến động vật bậc cao, tiến hóa hơn động vật bậc thấp; là kết quả của quá trình tiến hóa từ “vượn người” đến “người vượn” rồi mới “thành người”. Nếu ở góc độ xã hội học, nói đến “người” là muốn chỉ “phần xã hội”, chất văn hóa của “con người” hơn là phần bản năng, sinh học, tự nhiên. Khi tách phần con ra khỏi con người thì mới đạt đến phần người.
Vậy thì có người lại thắc mắc: có kẻ sừng sỏ, thông thạo đông tây kim cổ, thậm chí từng làm ông này bà nọ trong bộ máy công quyền VN, từng hét ra lửa và không ít hành động lên giọng dạy đời rồi khi nghỉ hưu thì quay lại chống phá đảng, đất nước, chế độ. Họ là “người” hay là “con”?
Câu này nghe khó trả lời thật. Thôi thì lấy một ví dụ về loài vật để bàn giải vấn đề này vậy. Chúng ta xem thế giới động vật, từ con vật nuôi như con gà, chắc cũng hiếm thấy nó tự phá ổ của mình khi được con người lót ổ cho mà đẻ. Mở rộng ra muông thú nơi hoang dã, cũng chưa thấy lợn rừng tự phá nát hang ổ của mình để cho sư tử tấn công mình; chim rừng không tự phá tổ của mình để nằm trơ trọi giữ bão tố; sử tử có khoanh vùng lãnh thổ, khi thấy kẻ lạ xâm phạm thì tấn công ngay; chó sói sống theo bầy đàn và có lãnh thổ riêng, cũng không dại gì phá nát hang ổ mình cư trú…
Đến đây, có người lại bảo tôi thật là gàn dở, khi nói chuyện con người lại bàn đến con vật, thế chả khác gì nói kẻ phá nước không bằng vật hoang dã à ?! Nhưng các vị cứ nghĩ mà xem, làm người khó hơn làm vật, giúp nước khó hơn phá nước. Muông thú không nỡ phá tổ hạnh phúc của mình, lẽ nào con người phá bỏ tổ tông, nòi giống của mình? Mấy người dài dột muốn nước mất để cho nhà tan mà sống như loài muông thú?
Phá nước cũng là phá hoại dòng tộc, phá bỏ tổ ấm, phá tan nhà của mình vậy!
Bài viết rất hay và ý nghĩa
Trả lờiXóa