Social Icons

Pages

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

“Đối lập mạng”- Một phát hiện thú vị của các nhà dân chủ, nhân quyền Việt Nam!

Muốn có một chỗ đứng nào đó trong đời thường không được, những kẻ chống Hà Nội, đưa ra sáng kiến- làm kẻ “Đối lập mạng” (ĐLM)!
Cổ vũ cho những kẻ ĐLM, gần đây hãng BBC, tiếp đến là nhiều hãng thông tấn phương Tây khác cổ vũ cho những hành vi phi pháp chống phá Việt Nam dựa trên internet, mạng xã hội. Họ cho rằng ở Việt Nam hiện đã xuất hiện một lực lượng ĐLM, trong nỗ lực còn “bất cân xứng” trước vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản,- một nhà nghiên cứu lịch sử cận hiện và đương đại Việt Nam từ Đại học Sư phạm Lyon (ENS de Lyon) nói với BBC News Tiếng Việt.

Bên lề một cuộc tọa đàm bàn tròn về tự do ngôn luận tại Việt Nam diễn ra hôm 21/9/2019, tại Viện Nghiên cứu Á Đông (AIO) thuộc ENS, Tiến sỹ Francois Guillemot, nhà nghiên cứu lịch sử và xã hội Việt Nam, nói:
“Ở Việt Nam không phải là một chế độ đa đảng, nhưng thực ra đã có một đối lập trên mạng để đáp lại truyền thông Nhà nước.
Liên quan đến chủ đề này, theo nhà nghiên cứu nói trên, vẫn “còn khó” để nói về việc đã đến lúc Việt Nam có thể có một cuộc đổi mới về thể chế chính trị theo một mô hình hậu “độc đảng”.
Bình luận về độ sẵn sàng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho một kịch bản về vấn đề này, Tiến sỹ Francois Guillemot nói:
“Đến bây giờ vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy Đảng Cộng sản đã sẵn sàng. Tuy nhiên không phủ nhận rằng có thể có những phong trào nội bộ trong Đảng,… một số người thì “nghiêng” về phía Trung Quốc, và một số người thì muốn gần Nga, hoặc là gần Mỹ hơn.
“Nhưng mà ở trong nội bộ thì họ vẫn duy trì “tính tập thể”. Họ biết rằng giữ tập thể thì sống, không giữ được sự thống nhất thì chết. Thực chất vấn đề là như vậy, nhưng người ta không dám đề cập đến. Để gợi ý cho sự ra đời các tổ chức Xã hội dân sự, một vài người viết:
“Đến bây giờ, vấn đề là ai nắm vững chính quyền ở Việt Nam? Có đảng, có quân đội, có công an, thì dân ở đâu? Câu trả lời là ở vai trò của xã hội dân sự !
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quá trình nhiều thập niên nắm quyền lực trong tay và họ đã “chấp chính”, liệu đây có là một “lợi thế” so với các lực lượng chính trị mới muốn cạnh tranh không,- một nhà nghiên cứu lịch sử phụ trách Kho tư liệu về Việt Nam học tại Viện Nghiên cứu Á Đông (IAO), bình luận:
“Người ta cũng khó biết được tương lai chính trị Việt Nam, tại vì có thể mai một sẽ có một vấn đề ngoài chính trị, có ảnh hưởng lớn, giống như vụ án Formosa, từ kinh tế tới, sẽ có ảnh hưởng, tạo ra những tác động chính trị….?
“Tôi thấy có thể sẽ có nhũng kịch bản như vậy, một biến cố nào đó thúc đẩy người ta đổi mới, đặt câu hỏi về thay đổi về việc chọn con đường lối nào để phát triển một cách bền vững nhiều hơn, bởi vì Việt Nam là một nước lớn ở trong khu vực Đông Nam Á, với 94 triệu dân thì cũng là khổng lồ ở trong khu vực Đông Nam Á, ( ông Guillemot nhận xét).
Ông Trịnh Hữu Long, Chủ biên báo mạng “Luật Khoa Tạp chí”, diễn giả tại tọa đàm, nói với BBC về điều mà ông tin là những thay đổi lớn đã đang diễn ra ở Việt Nam qua thời gian, từ quan sát cá nhân của mình:
“Tôi nghĩ rằng từ khi tôi bắt đầu quan tâm sâu sắc đến chính trị vào những năm 2007-2008 và đặc biệt từ khi tôi trở thành một nhà hoạt động vào năm 2011, thì tôi đã chứng kiến những sự thay đổi ngoạn mục của xã hội Việt Nam.
“Chúng ta có thể lấy ví dụ như vào thời kỳ 2007-2018, những người như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê Thị Công Nhân đứng ra tranh đấu cho một nền dân chủ ở Việt Nam và bị cả chính quyền lẫn phần lớn người dân hắt hủi và họ bị lên án rất là nhiều….nhưng tình hình nay đã khác…
Khi nào tất cả mọi người dân đều tham gia vào các tiến trình chính trị, đều tham gia vào các công tác xã hội, thì đó là lúc mà nền dân chủ của chúng ta có thể định hình và có thể trở thành một nền dân chủ rất vững mạnh…(Trịnh Hữu Long).
“Ngày nay, sau khoảng 10 năm, hơn 10 năm, xã hội Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Những chuyện ngày xưa bị coi là nhạy cảm, bây giờ không còn bị coi là nhạy cảm nữa và việc chỉ trích chính quyền, phơi bày những thói hư tật xấu, những sự gian dối, những sự tham nhũng của chính quyền trở thành một điều hết sức bình thường trên báo chí. Nhờ những người đã đứng lên đi đầu tranh đấu và bị giam cầm trong thời kỳ “rất đen tối” của đất nước, đó là Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định v.v… mà không gian tự do ở Việt Nam ngày nay đã rộng hơn. Có thể nói cho đến nay, nhiều tầng lớp người Việt Nam đã ý thức rất rõ về một nhu cầu cần phải có một nền dân chủ, nhu cầu cần phải có những quyền tự do căn bản, nhu cầu cần phải được bảo vệ những quyền tự do căn bản của mình liên quan đến đất đai, liên quan đến tài sản, thuế, môi trường.
“Tôi nghĩ rằng vấn đề của những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền không phải rằng họ phải giành được thắng lợi này hay thắng lợi khác trong một số vụ án, …mà họ không phải chỉ giành thắng lợi trong một cuộc xuống đường biểu tình… tất nhiên là để lật đổ chế độ.
Không phủ nhận rằng “Một nền dân chủ, bản chất của nó chính là sự tham gia của người dân. Khi nào tất cả mọi người dân đều tham gia vào các tiến trình chính trị, đều tham gia vào các công tác xã hội, thì đó là lúc mà nền dân chủ của chúng ta có thể định hình và có thể trở thành một nền dân chủ rất vững mạnh…” ( ông Trịnh Hữu Long nói). Nhưng đó là kịch bản dân chủ, nhân quyền ở phương Tây…Điều này không thể diễn ra ở Việt Nam được. Bây giờ xin được trả lời mấy câu hỏi:
Đối lập mạng là gì, ĐLM có thể đi tới đâu trong xã hội do Đảng CSVN cầm quyền?
1-Thực tế cho thấy, ĐLM là những lực lượng chính trị đã bị CS Việt Nam đẩy vào vòng phi pháp…nhưng họ vẫn “gồng mình” để tồn tại…Vì sao họ làm như vậy? Đơn giản họ cũng phải ăn, phải nói, phải có tiền ( cho dù nhiều ít…từ các nhà tài trợ dưới hình thức này hay hình thức khác…và nhất là đang được nhiều tổ chức phương Tây cổ vũ.
2-ĐLM có thể đi tới đâu? Câu hỏi này lẽ ra phải để cho những kẻ tự xưng là ĐLM trả lời, tác gia bài viết ngắn này chỉ có một bình luận- Việc làm của họ chỉ giúp cho An ninh Việt Nam có thêm công ăn, việc là và có thêm thành tích…Còn xã hội XHCN VN thì có thêm danh nghĩa dân chủ hơn mà thôi…
3- ĐLM hãy tỉnh táo…Các nhà Dân chủ nhân quyền hãy tỉnh táo. Lời kêu gọi xuống đường, biểu tình…lật đổ chế độ…phải chăng là điều ĐLM có thể làm? Xin mọi người đừng nghe những kẻ dân chủ, nhân quyền cuội xui bậy mà rơi vào vòng lao lý. Những người trong nhóm ĐLM chỉ xúi giục mọi người, còn chính họ thì né tránh,…Họ nghĩ rằng họ có thể chờ đến ngày nào đó VN sẽ chuyển sang xã hội TBCN…và Họ sẽ trở thành ngọn cờ của xã hội tương lai…Thiết nghĩ đó chỉ là hoang tưởng. Hà Nội trước sau sẽ thay đổi, nhưng những lực lượng cầm quyền thì vẫn thế chỉ có kịch bản thay đổi đó như thế nào mà thôi.

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch

    Trả lờiXóa