Ngày nay, hệ thống thông tin đại chúng ở Việt Nam đã và đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Tuy nhiên thực tế cũng đang đặt ra một số vấn đề cần sớm giải quyết bởi sự phát triển đó có chỗ, có nơi còn thể hiện thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực, quản lý không theo kịp phát triển; một số cơ quan truyền thông lại có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích, chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận, xây dựng con người...
Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện tại, các trang thông tin điện tử tổng hợp (TTĐTTH) có hơn 70% số lượng tin, bài được tổng hợp từ một nguồn tin, hơn 90% số lượng tin, bài tổng hợp từ hai nguồn tin. Và do số tin, bài là khai thác, tổng hợp nên trang TTĐTTH thường đăng tải chậm hơn so với tin, bài ở địa chỉ gốc, nên trên thực tế không ít trang TTĐTTH tiến hành chỉnh sửa tiêu đề tin, bài hoặc sửa một phần tin, bài để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Đáng lo ngại hơn, một số trang TTĐTTH có xu hướng tập trung khai thác, tổng hợp tin, bài có nội dung tiêu cực, hoặc các vấn đề, sự kiện, hiện tượng thường được gọi là “mặt trái” của xã hội; tự ý biên tập lại tin, bài gốc, chỉnh sửa tiêu đề, không dẫn nguồn cụ thể, không trích dẫn nguyên văn mà chỉ trích đoạn được coi là “có vấn đề” để nhằm mục đích gây tò mò, tác động tới sự hiếu kỳ của một bộ phận người đọc.
Nguy hiểm hơn, bên những trang TTĐTTH đã có giấy phép hoạt động báo chí, trên mạng còn xuất hiện nhiều trang TTĐTTH tiếng Việt có tên miền quốc tế (.net, .com,.org, .biz, .info, .name, .tv...), máy chủ đặt ở nước ngoài, không có giấy phép hoạt động báo chí, không xác định được chủ sở hữu, hoạt động theo nhãn quan, mục đích của người điều hành. Một số trang trong đó được tạo ra nhằm chống phá Việt Nam qua thủ đoạn chỉ khai thác, tổng hợp thông tin tiêu cực, bịa đặt, bài bình luận, phỏng vấn theo hướng “bôi đen” từ địa chỉ truyền thông của các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam. Do không quan tâm phân biệt tên miền, không chú ý chủ sở hữu hoặc người điều hành... mà một số người đọc bị cuốn theo, thậm chí tin vào thông tin xấu độc từ các trang TTĐTTH này.
Những thực tế trên đã cho thấy, dù hoạt động của một số tạp chí ĐT, trang TTĐTTH thu hút được không ít người đọc thì vẫn khó bác bỏ một sự thật là với việc vượt ra khỏi tôn chỉ, mục đích, cố tình lập lờ giữa tạp chí ĐT, trang TTĐTTH với báo điện tử mà không ít sản phẩm báo chí này đã trở thành một trong các yếu tố làm nảy sinh hiện tượng báo chí chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận, xây dựng con người và gây bức xúc xã hội, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp. Những số liệu như: năm 2018, sau khi thanh tra, kiểm tra, làm việc với 15 tạp chí ĐT, cơ quan chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính 11 đơn vị vì không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, đăng tải thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, thông tin sai sự thật, không ghi đủ và đúng nội dung quy định. Tháng 8-2019, cơ quan chức năng cũng đã xử phạt một tạp chí ĐT 57 triệu đồng vì hoạt động chuyên trang không phép, thông tin sai sự thật, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện chủ quyền quốc gia... Điều này cho thấy đã tới lúc cần giải quyết rốt ráo hiện tượng tạp chí ĐT, trang TTĐTTH vận hành không phù hợp với quy định được ghi rõ trong giấy phép hoạt động báo chí.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng kể trên được nhiều chuyên gia chỉ ra là chúng ta còn thiếu chặt chẽ về pháp luật. Thí dụ, trong khi khoản 6 Điều 3, Luật Báo chí (năm 2016) xác định “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”, thì khoản 15, Điều 3, lại xác định “Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng”. Như vậy, nếu đặt hai khoản này trong mối liên hệ, có thể đưa tới quan niệm tạp chí ĐT cũng là báo điện tử. Luật Báo chí (năm 2016) cũng chưa phân biệt, chưa lượng hóa cụ thể để phân biệt tạp chí ĐT và báo điện tử, chưa có quy định về số lượng nguồn tin mà trang TTĐTTH được tổng hợp, chưa có quy định rõ ràng về tên miền cho nên dễ bị lợi dụng. Luật Báo chí (năm 2016) cũng chưa quy định cụ thể về thời gian đăng hoặc gỡ tin, bài, về giao diện của trang TTĐTTH giúp phân biệt với giao diện của cơ quan báo chí; chưa quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của người chịu trách nhiệm về nội dung. Chưa kể Luật cũng chưa đề cập vấn đề tạp chí ĐT, trang TTĐTTH có được tự sản xuất tin, bài, tổ chức đội ngũ phóng viên, thành lập cơ quan thường trú. Bên cạnh đó, nếu quản lý tạp chí ĐT, trang TTĐTTH chủ yếu theo giấy phép, thiếu kiểm tra thường xuyên, thiếu chế tài xử phạt nghiêm minh thì chưa đủ sức răn đe, hạn chế tái phạm. Cũng cần đề cập vai trò của cơ quan chủ quản, người đứng đầu tạp chí ĐT, trang TTĐTTH. Nếu cơ quan chủ quản lơ là theo dõi, buông lỏng quản lý, để người đứng đầu tạp chí ĐT, trang TTĐTTH có xu hướng sử dụng trang mạng làm công cụ kinh doanh, chú trọng đăng tin bài giật gân, tăng thứ tự xếp hạng bằng cách cắt xén, thay đổi nguồn tin khai thác để thu lợi từ quảng cáo… thì tình trạng biến một tạp chí ĐT hoặc một trang TTĐTTH thành báo điện tử luôn có thể xảy ra.
Để các tạp chí ĐT, trang TTĐTTH hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, góp phần triển khai có hiệu quả quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trước hết cần khảo sát, đánh giá cụ thể thực trạng hoạt động của tạp chí ĐT, trang TTĐTTH từ đó sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan trong Luật Báo chí (năm 2016). Đồng thời rà soát tổng thể sửa đổi quy định hiện hành nhằm lượng hóa cụ thể để tạp chí ĐT thể hiện đúng với tính chất tạp chí, kiên quyết không để tồn tại hiện tượng sử dụng giấy phép hoạt động báo chí của tạp chí ĐT để xuất bản báo điện tử. Tương tự, cần quy định cụ thể về nguồn tin trang TTĐTTH được phép tổng hợp; thỏa thuận bản quyền giữa cơ quan báo chí với trang TTĐTTH cần thể hiện rõ trách nhiệm bảo đảm thông tin tích cực luôn là nội dung chủ đạo. Cùng với đó là quy định về việc hiển thị trên trang mạng; quy trình quản lý thông tin đã khai thác, tổng hợp; quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của người chịu trách nhiệm nội dung và nhân viên làm việc tại tạp chí ĐT, trang TTĐTTH; xây dựng quy định về giao diện, tên miền, chuyên mục và mục để không đẩy tới nhầm lẫn với cơ quan báo chí. Đặc biệt, cần bổ sung biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với sai phạm, chú ý tới hiện tượng tạp chí ĐT hoặc trang TTĐTTH tự sản xuất tin, bài, không trích dẫn nguyên văn và không chính xác về nguồn tin, tổng hợp ghi giả nguồn tin gốc...
Trước mắt, khi việc sửa đổi luật sao cho phù hợp với các biến chuyển của thực tiễn báo chí, với những tình huống mới nảy sinh… còn phụ thuộc vào quy trình tiến hành và cần có thời gian, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông có thông tư quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, giúp các cơ quan chức năng có hành lang pháp lý đủ mạnh trong việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí, và cho phép cơ quan chức năng sửa đổi quy định hiện hành về trang TTĐTTH. Đồng thời, tiếp tục triển khai Kế hoạch 1738/KH-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ký ngày 4-6-2019, để rà soát, cấp lại giấy phép hoạt động báo chí, trong đó có cấp giấy phép hoạt động báo chí, bảo đảm các tạp chí ĐT, trang TTĐTTH hoạt động đúng với tôn chỉ, mục đích, đúng với tính chất riêng.
Tuy nhiên, việc xử lý bằng biện pháp hành chính đối với vi phạm của báo chí nói chung, của tạp chí ĐT, trang TTĐTTH nói riêng mới là một mặt của vấn đề. Một mặt khác không kém quan trọng là vai trò của cơ quan chủ quản, của các cá nhân làm việc tại tạp chí ĐT, trang TTĐTTH. Nếu cơ quan chủ quản thiếu trách nhiệm và lơ là trong giám sát, coi đăng ký xin được giấy phép hoạt động báo chí là xong việc, khoán trắng cho người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện; nếu các cá nhân làm việc tại tạp chí ĐT, trang TTĐTTH thiếu trách nhiệm, coi nhẹ đạo đức báo chí, tự vượt qua tôn chỉ, mục đích, biến tạp chí ĐT, trang TTĐTTH thành công cụ để kinh doanh sẽ đẩy sản phẩm báo chí vào tình huống vi phạm pháp luật. Như vậy, không thể xem nhẹ ý thức trách nhiệm của cơ quan chủ quản, của các cá nhân làm việc tại tạp chí ĐT, trang TTĐTTH. Họ chính là yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong sự tồn tại, phát triển mỗi tạp chí ĐT, mỗi trang TTĐTTH. Chưa kể, xét từ bất cứ phương diện nào thì công chúng vẫn là đối tượng phục vụ duy nhất của tạp chí ĐT, trang TTĐTTH. Vì vậy cần tạo cơ chế giúp công chúng có quyền tham gia giám sát, đánh giá, góp ý kiến, biểu dương thành tựu, phê phán hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của mỗi tạp chí ĐT, trang TTĐTTH.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng kể trên được nhiều chuyên gia chỉ ra là chúng ta còn thiếu chặt chẽ về pháp luật. Thí dụ, trong khi khoản 6 Điều 3, Luật Báo chí (năm 2016) xác định “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”, thì khoản 15, Điều 3, lại xác định “Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng”. Như vậy, nếu đặt hai khoản này trong mối liên hệ, có thể đưa tới quan niệm tạp chí ĐT cũng là báo điện tử. Luật Báo chí (năm 2016) cũng chưa phân biệt, chưa lượng hóa cụ thể để phân biệt tạp chí ĐT và báo điện tử, chưa có quy định về số lượng nguồn tin mà trang TTĐTTH được tổng hợp, chưa có quy định rõ ràng về tên miền cho nên dễ bị lợi dụng. Luật Báo chí (năm 2016) cũng chưa quy định cụ thể về thời gian đăng hoặc gỡ tin, bài, về giao diện của trang TTĐTTH giúp phân biệt với giao diện của cơ quan báo chí; chưa quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của người chịu trách nhiệm về nội dung. Chưa kể Luật cũng chưa đề cập vấn đề tạp chí ĐT, trang TTĐTTH có được tự sản xuất tin, bài, tổ chức đội ngũ phóng viên, thành lập cơ quan thường trú. Bên cạnh đó, nếu quản lý tạp chí ĐT, trang TTĐTTH chủ yếu theo giấy phép, thiếu kiểm tra thường xuyên, thiếu chế tài xử phạt nghiêm minh thì chưa đủ sức răn đe, hạn chế tái phạm. Cũng cần đề cập vai trò của cơ quan chủ quản, người đứng đầu tạp chí ĐT, trang TTĐTTH. Nếu cơ quan chủ quản lơ là theo dõi, buông lỏng quản lý, để người đứng đầu tạp chí ĐT, trang TTĐTTH có xu hướng sử dụng trang mạng làm công cụ kinh doanh, chú trọng đăng tin bài giật gân, tăng thứ tự xếp hạng bằng cách cắt xén, thay đổi nguồn tin khai thác để thu lợi từ quảng cáo… thì tình trạng biến một tạp chí ĐT hoặc một trang TTĐTTH thành báo điện tử luôn có thể xảy ra.
Để các tạp chí ĐT, trang TTĐTTH hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, góp phần triển khai có hiệu quả quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trước hết cần khảo sát, đánh giá cụ thể thực trạng hoạt động của tạp chí ĐT, trang TTĐTTH từ đó sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan trong Luật Báo chí (năm 2016). Đồng thời rà soát tổng thể sửa đổi quy định hiện hành nhằm lượng hóa cụ thể để tạp chí ĐT thể hiện đúng với tính chất tạp chí, kiên quyết không để tồn tại hiện tượng sử dụng giấy phép hoạt động báo chí của tạp chí ĐT để xuất bản báo điện tử. Tương tự, cần quy định cụ thể về nguồn tin trang TTĐTTH được phép tổng hợp; thỏa thuận bản quyền giữa cơ quan báo chí với trang TTĐTTH cần thể hiện rõ trách nhiệm bảo đảm thông tin tích cực luôn là nội dung chủ đạo. Cùng với đó là quy định về việc hiển thị trên trang mạng; quy trình quản lý thông tin đã khai thác, tổng hợp; quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của người chịu trách nhiệm nội dung và nhân viên làm việc tại tạp chí ĐT, trang TTĐTTH; xây dựng quy định về giao diện, tên miền, chuyên mục và mục để không đẩy tới nhầm lẫn với cơ quan báo chí. Đặc biệt, cần bổ sung biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với sai phạm, chú ý tới hiện tượng tạp chí ĐT hoặc trang TTĐTTH tự sản xuất tin, bài, không trích dẫn nguyên văn và không chính xác về nguồn tin, tổng hợp ghi giả nguồn tin gốc...
Trước mắt, khi việc sửa đổi luật sao cho phù hợp với các biến chuyển của thực tiễn báo chí, với những tình huống mới nảy sinh… còn phụ thuộc vào quy trình tiến hành và cần có thời gian, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông có thông tư quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, giúp các cơ quan chức năng có hành lang pháp lý đủ mạnh trong việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí, và cho phép cơ quan chức năng sửa đổi quy định hiện hành về trang TTĐTTH. Đồng thời, tiếp tục triển khai Kế hoạch 1738/KH-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ký ngày 4-6-2019, để rà soát, cấp lại giấy phép hoạt động báo chí, trong đó có cấp giấy phép hoạt động báo chí, bảo đảm các tạp chí ĐT, trang TTĐTTH hoạt động đúng với tôn chỉ, mục đích, đúng với tính chất riêng.
Tuy nhiên, việc xử lý bằng biện pháp hành chính đối với vi phạm của báo chí nói chung, của tạp chí ĐT, trang TTĐTTH nói riêng mới là một mặt của vấn đề. Một mặt khác không kém quan trọng là vai trò của cơ quan chủ quản, của các cá nhân làm việc tại tạp chí ĐT, trang TTĐTTH. Nếu cơ quan chủ quản thiếu trách nhiệm và lơ là trong giám sát, coi đăng ký xin được giấy phép hoạt động báo chí là xong việc, khoán trắng cho người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện; nếu các cá nhân làm việc tại tạp chí ĐT, trang TTĐTTH thiếu trách nhiệm, coi nhẹ đạo đức báo chí, tự vượt qua tôn chỉ, mục đích, biến tạp chí ĐT, trang TTĐTTH thành công cụ để kinh doanh sẽ đẩy sản phẩm báo chí vào tình huống vi phạm pháp luật. Như vậy, không thể xem nhẹ ý thức trách nhiệm của cơ quan chủ quản, của các cá nhân làm việc tại tạp chí ĐT, trang TTĐTTH. Họ chính là yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong sự tồn tại, phát triển mỗi tạp chí ĐT, mỗi trang TTĐTTH. Chưa kể, xét từ bất cứ phương diện nào thì công chúng vẫn là đối tượng phục vụ duy nhất của tạp chí ĐT, trang TTĐTTH. Vì vậy cần tạo cơ chế giúp công chúng có quyền tham gia giám sát, đánh giá, góp ý kiến, biểu dương thành tựu, phê phán hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của mỗi tạp chí ĐT, trang TTĐTTH.
Để công chúng có thể phát huy vai trò của mình, cơ quan chức năng cần công bố để công chúng nắm bắt danh sách tạp chí ĐT, trang TTĐTTH đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động báo chí, cũng như tôn chỉ, mục đích của từng trang, giúp công chúng có điều kiện so sánh, đánh giá. Việc công bố như vậy còn giúp công chúng có cơ sở để nhận biết, phân biệt với các tạp chí ĐT, trang TTĐTTH hoạt động trái phép, hoặc là công cụ của các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí hoạt động chống phá.
Các vấn đề đang đặt ra trong thực tế hoạt động của tạp chí ĐT, trang TTĐTTH là kết quả của một tập hợp nguyên nhân, vì thế việc khắc phục cũng cần tiến hành đồng bộ, không xem nhẹ bất kỳ nguyên nhân nào. Sự hoàn chỉnh và nghiêm khắc về mặt luật pháp trong tổ chức, quản lý sự vận hành của các tạp chí ĐT, trang TTĐTTH; ý thức trách nhiệm, sự nghiêm túc của cơ quan chủ quản và cá nhân có vai trò tổ chức, thực hiện tạp chí ĐT, trang TTĐTTH; ý thức công dân và tinh thần tích cực, chủ động trong tiếp nhận thông tin, ý kiến thiện chí, thiết thực của công chúng... sẽ là các yếu tố cần thiết giúp các tạp chí ĐT, trang TTĐTTH phát huy tính tích cực xã hội, góp phần để hệ thống truyền thông của Việt Nam vừa phát triển về số lượng, vừa phát triển về chất lượng, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Các vấn đề đang đặt ra trong thực tế hoạt động của tạp chí ĐT, trang TTĐTTH là kết quả của một tập hợp nguyên nhân, vì thế việc khắc phục cũng cần tiến hành đồng bộ, không xem nhẹ bất kỳ nguyên nhân nào. Sự hoàn chỉnh và nghiêm khắc về mặt luật pháp trong tổ chức, quản lý sự vận hành của các tạp chí ĐT, trang TTĐTTH; ý thức trách nhiệm, sự nghiêm túc của cơ quan chủ quản và cá nhân có vai trò tổ chức, thực hiện tạp chí ĐT, trang TTĐTTH; ý thức công dân và tinh thần tích cực, chủ động trong tiếp nhận thông tin, ý kiến thiện chí, thiết thực của công chúng... sẽ là các yếu tố cần thiết giúp các tạp chí ĐT, trang TTĐTTH phát huy tính tích cực xã hội, góp phần để hệ thống truyền thông của Việt Nam vừa phát triển về số lượng, vừa phát triển về chất lượng, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung bài viết rất hay
Trả lờiXóa