Một
buổi chiều về muộn, tôi để xe vào bãi, đang lúc định bấm thang máy lên nhà thì
thấy râm ran câu chuyện của các bác ở khu vực bảo vệ về ông Nguyễn Đình Bin và
kiến nghị về hỏa táng di hài Bác Hồ. Bình thường, hầu như ngày nào vào cuối buổi
chiều khu vực này cũng là nơi các ông đón cháu đi học về, ngồi uống chén chè và
nói chuyện “thời sự” vui vẻ.
Hôm
nay, không như mọi ngày có nhiều tranh luận, hầu như mọi ý kiến đều hướng đến sự
chỉ trích vị nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Thấy vậy, tôi cũng quay ra để tham
gia một vài ý, thấy các “cụ” cũng tâm đắc lắm.
Thứ
nhất, Quyết định bảo quản di hài Bác lâu dài của Bộ Chính trị là quyết định
đúng đắn, thể hiện lòng Dân ý Đảng, với truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn
và tình cảm, lòng kính yêu vô hạn của các thế hệ người dân Việt Nam đối với
Bác. Việc giữ gìn lâu dài di hài Chủ tịch Hồ Chí Minh để tên tuổi, hình ảnh, sự
nghiệp vĩ đại và công lao to lớn của Người mãi mãi khắc ghi vào con tim, khối
óc của mỗi người dân đất Việt, mãi mãi là biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân
tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.
Thứ
hai, việc giữ gìn di hài Bác ở một nơi duy nhất là Thủ đô Hà Nội có ý nghĩa đặc
biệt. Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa của cả nước, là cái nôi của nền văn
minh Sông Hồng rực rỡ. Từ nơi đây, dân tộc ta vươn lên mở rộng lãnh thổ, phát
triển toàn diện, khẳng định vị thế của mình trong khu vực và thế giới. Là người
dân Việt Nam ở muôn nơi, khi đến Hà Nội thăm Bác, thể hiện sự thành kính, biết
ơn với Bác còn là sự trở về với nguồn cội, với những giá trị vững bền của dân tộc.
Thứ
ba, Nguyễn Đình Bin đã thể hiện sự thoái hóa về phẩm chất của một cán bộ, đảng
viên khi đã hùa theo luận điệu của một số kẻ cơ hội, thủ đoạn chính trị đưa ra
“sáng kiến” để hạ bệ hình ảnh vĩ đại của Bác Hồ trong lòng dân tộc. Đây là một
xu hướng nguy hiểm khi nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta là Chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc hạ bệ hình ảnh của Bác trong đời sống xã hội
là một khâu trong quá trình hạ bệ, đi đến phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh mà Đảng, nhân dân ta đã lựa chọn.
Thứ
tư, Nguyễn Đình Bin đã tiếm danh nhân dân khi đề nghị “trưng cầu dân ý” về ý tưởng
điên rồ trên. Với trí tuệ của một người đã từng giữ chức Thứ trưởng Bộ ngoại
giao, rõ ràng ẩn sâu bên trong ý đồ “trưng cầu dân ý” có mưu đồ cơ hội chính trị
hoặc bất mãn chính trị, nay do không thể kìm nén được mà bộc lộ ra ngoài. Từ kiến
nghị của Nguyễn Đình Bin, đám “lều bút” được dịp vin vào viết bài hạ bệ uy tín
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta.
Thứ
năm, Nguyễn Đình Bin đã sử dụng những từ ngữ bất kính với Bác, với nhân dân ta
khi cho rằng hỏa táng cho Bác mới “mồ yên, mả đẹp”, “quốc thái, dân an”. “Mồ
yên, mả đẹp” là câu nói dân gian, thế hệ sau lo cho thế hệ trước khi về với tổ
tiên. Tuy nhiên, với Bác, được nhân dân tôn thờ như bậc thánh nhân, việc quản di
hài Bác không đơn thuần là mồ mả mà là ý nguyện của toàn dân cho các thế hệ sau
được thăm Bác mỗi khi về Hà Nội. Còn việc “quốc thái, dân an” là sự nghiệp của
toàn Đảng, toàn dân ta noi gương Bác đang làm, nỗ lực từng ngày chứ không phải
vì “mồ yên, mả đẹp” mới được “quốc thái, dân an”. Mấy ngàn năm nay cha ông ta đấu
tranh khắc phục tự nhiên để lao động sản xuất, chống ngoại xâm để bảo vệ lãnh
thổ đến bây giờ chưa từng ngơi nghỉ, không thể viện dẫn vấn đề trên liên quan đến
“quốc thái, dân an” được.
Tóm
lại, Nguyễn Đình Bin đã đưa ra kiến nghị ngược lại với ý Đảng lòng dân, chỉ là
cơ hội cho bè lũ “lều báo” xuyên tạc về Đảng, Bác Hồ mà thôi./.
NBT./.
Không thể hiểu nổi nhận thức của ông Bin này đến đâu mà có suy nghĩ ngắn như vậy
Trả lờiXóa