Social Icons

Pages

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

Quyền con người là một mục tiêu, động lực của cách mạng Việt Nam


Hôm qua (10-12), đánh dấu 71 năm Ngày nhân quyền thế giới. Quyền con người, đó là giá trị phổ quát và tất cả người dân các quốc gia trên thế giới đều mong muốn được bảo đảm.
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, các Hiến pháp Việt Nam, từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho đến Hiến pháp 2013, các quyền con người và quyền công dân được quy định và thể hiện rõ nét. Trong những thập kỷ gần đây, quyền con người đã có sự phát triển mới, đồng thời quyền con người đã trở thành một lĩnh vực đấu tranh tư tưởng, chính trị trên thế giới và ở Việt Nam. Cuộc đấu tranh này xoay xung quanh vấn đề quyền con người với chế độ chính trị.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch đã cố tình xuyên tạc giá trị quyền con người, chúng cho rằng quyền con người không thể có trong chế độ “độc tài đảng trị”, không thể gắn với vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam…
Chúng quy kết các vấn đề tham nhũng, các hiện tượng tiêu cực, suy thoái trong xã hội là do Việt Nam mất tự do dân chủ, mất nhân quyền, quy kết các tồn tại này là hệ quả của chế độ XHCN mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang “thống trị”. Một mặt, chúng tung hô những giá trị tự do, dân chủ, cho rằng chính CNTB mới đem lại tự do, đem lại dân chủ cho người dân, Việt Nam muốn có tự do, dân chủ, muốn đảm bảo quyền con người thì phải đi theo quỹ đạo tư bản, phải xóa bỏ Đảng Cộng sản...
Luận điệu xuyên tạc, thù địch này không mới nhưng chúng nhai đi, nhai lại hòng tạo ra nếp nghĩ, định kiến trong tư tưởng con người, từ đó chúng tìm cách xuyên tạc, tuyên truyền phỉ báng với mọi thủ đoạn, phương thức khác nhau.
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, đi theo con đường xã hội XHCN, các quyền công dân và quyền con người luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm. Cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập, ký kết hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có hai công ước cơ bản quy định đầy đủ các quyền con người, đó là Công ước về các quyền dân sư, chính trị năm 1966; Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966. Những chuẩn mực quốc tế về quyền con người đã được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật quốc gia. Trong đó, quyền tự do ngôn luận báo chí đã được quy định đầy đủ trong Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhiều người nước ngoài đến làm việc và sinh sống ở Việt Nam đều khẳng định, môi trường chính trị, xã hội ở Việt Nam là ổn định, con người Việt Nam cởi mở, giá cả các dịch vụ ăn ở, internet, điện thoại… đều rẻ hơn nhiều quốc gia. Vừa qua, Ngân hàng HSBC - tổ chức ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới đã xếp hạng hơn 100 quốc gia năm 2019. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng không được làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, không được xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, các quyền và lợi ích của người khác.
Có thể nói, từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được thành lập đến nay, các quyền công dân và quyền con người không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp và luật mà đã trở thành hiện thực của cuộc sống, trở thành một mục tiêu và động lực phát triển của cách mạng Việt Nam.

1 nhận xét: