Vừa qua Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức lấy ý kiến về Ủy ban TWMTTQ qua các thời kỳ,… có người vì một lý do nào đó đã “lạc đề” nêu lên và phân tích Điều 4 Hiến pháp 2013 về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSVN.
Nhận thấy đây là cơ hội để phát tán quan điểm chống Đảng và Nhà nước, Lê Công Định (LCĐ) đưa ra ý kiến gọi là “phản biện”: “Cho đến nay Quốc hội VN vẫn tìm cách trì hoãn Luật về lập Hội, để dựa trên đó bảo rằng là do không có luật, cho nên các hội độc lập không được quyền thành lập… Vậy người ta cũng có thể đặt ra một câu hỏi không có Luật về ĐCS vậy thì cơ sở pháp lý nào mà ĐCSVN vẫn tiếp tục tồn tại và lãnh đạo đất nước này?”. Nói về Điều 4, Hiến pháp 2013, LCĐ viết: “Tất nhiên là họ luôn luôn biện minh cho tính chính danh bằng điều 4 Hiến pháp. Nhưng Điều 4 “Chỉ nói một cách rất tổng quát, điều đó không thuyết phục là bởi vì đó là một Hiến pháp do chính ĐCSVN tự soạn thảo và đưa ra Quốc hội, mà Quốc hội cũng được kiểm soát của ĐCS. Cho nên là tính chính danh và hợp pháp đó là một câu hỏi rất lớn” (LCĐ nói với BBC).
Bây giờ chúng ta cùng xem xét đánh giá về ý kiến của LCĐ như thế nao?
1- Về sự thành lập Hội, Đoàn, trên thực tế ở VN từ trước đến nay vẫn được thành lập cho dù chưa có Luật về Hội. Hơn nữa hầu hết các tổ chức Hội, Đoàn đều do ĐCSVN thành lập, lãnh đạo từ những năm 1930 thế kỷ trước. Trở lại về Luật về Đảng- Sở dĩ chưa/không có luật này không phải vì ĐCSVN sợ sự ra đời của các Hội đoàn ăn theo chống chế độ, mà vì điều này không thật sự cần thiết, hơn nữa lại nảy sinh biên chế tổ chức trong lúc Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đang muốn thu gọn các đầu mối… ĐCSVN lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện Nhà nước và xã hội, nên họ chẳng sợ gì mấy “nhà dân chủ, nhân quyền cuội” chống chế độ đòi lập hội…
2-Về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSVN, có phải hiện nay là không có cơ sở pháp lý?
Những ai có hiểu biết về lịch sử cách mạng VN thì đều biết- ĐCSVN ra đời (1930) trước khi nước Nhà nước Việt Nam DCCH thành lập (1945 Nay là Nhà nước CH XHCN VN). Hơn nữa chính ĐCSVN đã khai sinh ra Nhà nước đó. Từ khi ra đời cho đến nay, ĐCSVN đã dẫn dắt Dân tộc qua nhiều chăng đường cách mạng đầy khó khăn, gian khổ. Đó là thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930-1945); thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1956-1975) và thời kỳ xây dựng đất nước khi cả nước được giải phóng, thực hiện đổi mới, hội nhập quốc tế, trở thành viên LHQ với vị thế ngày càng cao (1975-nay). Với những thực tế lịch sử đó, không thể nói ĐCSVN lãnh đạ, cầm quyền,…không có cơ sở pháp lý. Trái lại vai trò lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSVN tạo ra cơ sở pháp lý-chính trị và thực tiễn cho Nhà nước VNDCCH…
Đặt vấn đề cơ sở pháp lý vai trò lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSVN chỉ biểu hiện sự ấu trĩ về chính trị hoặc do tác động của tư duy chính trị phương Tây. Tất nhiên nếu VN cụ thể hóa Điều 4 Hiến pháp 2013, xây dựng Luật về Đảng thì càng tốt, nhưng những kẻ cơ hội chờ đợi Luật về Đảng để thực hiện ý đồ khống chế ĐCSVN đã “chậm chân”. Tại Hội nghị của Ủy ban TWMTTQ nói trên nhiều ý kiến của các Đại biểu đã nói đến Luật về Đảng. Tuy nhiên những ý kiến đó chỉ nhằm củng cố hơn nữa vai trò lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSVN mà thôi. Ai cũng biết vai trò lãnh đạo cầm quyền của Đảng là toàn diện và tuyệt đối. Với thực tiễn này, ĐCSVN có thể làm mọi việc cần thiết để giữ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của mình và giữ vững chế độ xã hội do Đảng lãnh đạo. Những ý kiến “phản biện” của các nhà “dân chủ” cuội rút cuộc đã “chậm chân” và “vô duyên”.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa