Nền báo chí cách mạng VN thực sự hình thành khi tờ “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, số ra đầu tại Quảng Châu, Trung Quốc ngày 21/6/1925. Hoảng hốt trước sức mạnh của báo chí cách mạng VN, thực dân Pháp đã tiến hành kiểm soát gắt gao, do vậy, những người cách mạng đã tìm cách xuất bản bí mật ở trong nước hay xuất bản ở nước ngoài rồi mới bí mật chuyển về trong nước. Báo chí cách mạng xuất bản công khai trong giai đoạn 1936-1939 cũng như trong cao trào giải phóng dân tộc 1941-1945, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã thực sự chinh phục được trái tim, khối óc của hàng triệu người, cổ vũ tinh thần chiến đấu ngoan cường trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, đặc biệt từ khi nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, báo chí cách mạng VN đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Hiện nay trên phạm vi cả nước có hơn 800 cơ quan báo chí với hơn 16.000 phóng viên tác nghiệp. Đài TNVN có 10 hệ chương trình, ngoài ra còn 63 đài tỉnh, thành phố. Đài THVN có 9 kênh, phủ sóng đến hơn 90% hộ gia đình VN, có 4 đài khu vực và 63 đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố. Đài có chương trình VTV 4 phủ sóng đến nhiều vùng trên thế giới, được cộng đồng người VN ở nước ngoài và bầu bạn năm châu đón nhận và hoan nghênh. Mặc dù có thời gian phát triển khoảng gần 20 năm nhưng báo điện tử đã có bước phát triển nhanh chóng.
Báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân; thực sự đến với nhiều đối tượng, trở thành người bạn thân thiết hằng ngày của họ. Báo chí VN có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí tuyên truyền kích động bạo lực, kích dục, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Đây là điều cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, mong muốn xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định vì hạnh phúc của nhân dân. Báo chí VN đã tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, lãng phí, phát hiện nhiều vụ việc làm trái với pháp luật, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Có lẽ chưa bao giờ báo chí tham gia quyết liệt vào công cuộc phòng, chống tham nhũng tích cực và có hiệu quả như hiện nay. Hầu hết các vụ tham nhũng lớn đều có vai trò phát hiện của báo chí. Qua sự phát hiện, cung cấp thông tin của báo chí mà nhiều vụ việc đã không bị rơi vào quên lãng. Nghị quyết của Đảng đã khẳng định báo chí là công cụ giám sát các hoạt động của tổ chức đảng và cơ quan nhà nước, phát hiện và phê phán cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu.
Từ thực tiễn lịch sử, báo chí và hoạt động báo chí ở VN, ngay từ khi mới ra đời, đã hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là nội dung cốt lõi của tự do báo chí của nước ta. Do vậy, nói ở VN không có tự do báo chí là không đúng sự thật. Các nước phương Tây thường có luận điệu ở VN không có “Tự do báo chí” để qua đó quy kết ở VN là do độc tài, đảng trị. Hằng năm cái gọi là “tổ chức không biên giới” đã lặp đi lặp lại luận điệu VN không có “tự do báo chí” theo luận điệu của Mỹ và các nước phương Tây. Nhiều Việt kiều ở nước ngoài chưa một lần trở về nước cũng bị nhồi nhét vào đầu những luận điệu đó. Nhưng những ai đã trở về VN thì mới thấy rằng thực tế hoàn toàn khác. Điều đó nói lên rằng Mỹ và nhiều nước phương Tây luôn khẳng định nước mình tự do báo chí nhưng nếu nói không có lợi cho chính quyền thì họ tìm cách bóp nghẹt. Tất nhiên, cần khẳng định lại rằng “tự do báo chí” ở VN là tự do trong khuôn khổ của pháp luật VN chứ không phải lợi dụng tự do để tuyên truyền, rao giảng chống chế độ, chống Đảng và Nhà nước VN.
Do vậy, nếu ai đó viết trên mạng nói rằng ở VN không có “tự do báo chí” thì nên cố gắng tìm hiểu vấn đề này đang hiện hữu ở VN để đừng nói “không” thành “có”, “trắng” thành “đen” nhằm phục vụ cho những ý đồ chính trị của các thế lực thù địch và phản động, cơ hội chính trị! Hoặc giả lại kích động báo chí là “quyền lực thứ tư” để làm chệch tôn chỉ, mục đích của báo chí. Tháng 6 năm 2020 cũng là dịp kỷ niệm 95 năm báo chí cách mạng VN để nhìn lại quá trình phát triển và đóng góp xứng đáng của báo chí cách mạng VN vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những gì đã diễn ra về vấn đề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam đã chứng minh rằng: không có nước nào trên thế giới coi trọng và làm tốt dân chủ, nhân quyền như ở Việt Nam.
Trả lờiXóaBáo chí cách mạng thực sự là lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin truyền thông, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Trả lờiXóaNgày nay, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước ta trên tất cả các mặt trận. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các cơ quan báo chí cách mạng.
Trả lờiXóa