Sau hơn một tháng, cuộc chiến chống Covid-19 vẫn đang trong những ngày rất khó khăn. Trung Quốc và cả cộng đồng quốc tế đã và đang tập trung các nguồn lực lớn về tài lực, nhân lực, vật lực ở mức cao nhất nhằm ngăn chặn sự lây lan, cứu chữa bệnh nhân, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc-xin phòng bệnh.
Không phải không có những tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, thảm họa Covid-19 dường như vẫn chưa bị đẩy lùi. Số bệnh nhân ngày một tăng. Màu đỏ trên bản đồ - dấu hiệu của nơi có dịch – đã và đang loang rộng ra nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Số bệnh nhân tử vong mỗi ngày một tăng đang khiến nỗi đau của nhân loại ngày càng quặn thắt.
Không riêng TQ, cả thế giới đã và đang gánh chịu hậu quả: du lịch giảm sút, kinh tế đình trệ, giáo dục đảo lộn...Chỉ mới đầu năm, nhưng bức tranh kinh tế thế giới của cả năm 2020 gần như đã định hình một cách u ám, tiêu điều. Những tuyên bố đầy lạc quan trước đó chỉ vài mươi ngày về tăng trưởng kinh tế, giờ bỗng trở thành hoang tưởng. Cũng có thể chia sẻ: thiên tai, dịch bệnh, sao lường hết được các tình huống bất ngờ và hậu quả.
Rất nỗ lực, nhưng ngay cả những chuyên gia dịch tễ học hàng đầu thế giới cũng cũng chưa dám khẳng định thời điểm này đã là đỉnh dịch. Điều đó đồng nghĩa với việc không biết chúng ta đã qua những ngày căng thẳng nhất của Covid – 19 - thách thức bất ngờ, nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu ngay tháng mở đầu của năm 2020 - hay chưa ?
Ngăn chặn Covid – 19 đòi hỏi trách nhiệm của cả cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trước tiên, nó đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của từng quốc gia cụ thể.
Việt Nam, trong những ngày qua, có thể coi là điển hình cho điều đó.
Ai cũng biết, mỗi quốc gia tham gia hội nhập toàn cầu có biết bao ngả đường qua lại. Ngoài đường biển, đường không, VN còn có đường biên giới trên bộ dài tới gần 1500km với nhiều hoạt động giao thương tấp nập, quy mô lớn với TQ. Một khi dịch bệnh xảy ra, nhất là dịch có nguy cơ lây nhiễm, tán phát mầm bệnh nhanh, cơ chế lây lan phức tạp như Covid – 19, phòng chống dịch lây lan qua đường bộ đặt ra bao nhiêu vấn đề.
Phòng chống, ngăn chặn dịch là số một – đương nhiên – tuy nhiên, bên cạnh đó, còn phải tính toán duy trì các hoạt động giao thương, hạn chế tác động tiêu cực về kinh tế.
VN đã làm khá hiệu quả.
Thứ nhất, Chính phủ VN đã triển khai công tác phòng chống dịch quyết liệt và khẩn trương, ngay từ khi dịch được phát hiện và có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Tinh thần đó được các bộ, ngành của VN tiếp nhận, thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả về chuyên môn; về thông tin, truyền thông; về quản lý mặt hàng khẩu trang, nước tẩy rửa; xây dựng bệnh viện dã chiến; thực hiệc các biện pháp cách ly, chăm sóc bệnh nhân...
Hệ thống các cơ quan nghiên cứu dịch tễ vốn được quan tâm đầu tư, phát triển từ cả chục năm trước, không những không bị bất ngờ, mà còn chủ động nghiên cứu, nuôi cấy và phân lập thành công chủng virus corona mới (nCoV) trong phòng thí nghiệm.
Với kết quả vang dội đó, VN trở thành nước thứ ba nuôi cấy thành công virus này. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nữa là ý nghĩa thiết thực của nó – như đánh giá của đại diện WHO tại VN: "Việc nuôi cấy và phân lập thành công chủng virus Corona trong phòng thí nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (VN) là tín hiệu khả quan cho việc nghiên cứu vắc xin cũng như các biện pháp chữa trị cho bệnh nhân nhiễm bệnh".
Những nỗ lực lớn lao đó tương xứng với những gì mà VN đạt được trong công tác phòng chống. Biểu đồ dịch cho thấy, tính tới cuối ngày 18/2, số ca nhiễm Covid-19 tại VN là 16; trong đó 11 người đã hồi phục; không có người tử vong.
Trong bối cảnh hiện nay, đó là kết quả đáng ghi nhận.
Thứ hai, về hỗ trợ công dân: ngày 10/2 vừa qua, Hãng hàng không quốc gia VN đã thực hiện chuyến bay đặc biệt, đưa 30 công dân VN từ Vũ Hán về nước theo nguyện vọng. Tất nhiên, chuyến bay được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm sức khỏe cho các công dân trở về cũng như cho cộng đồng.
Không chỉ lo cho mình, Chính phủ, Hội Chữ thập đỏ VN cũng đã viện trợ khẩn cấp cho Chính phủ TQ 600.000 USD; hỗ trợ một số chuyến bay đặc biệt, đưa nhiều công dân TQ về nước theo nguyện vọng và đề nghị của phía TQ.
Thứ ba, tháo gỡ khó khăn giao thương: sau một số ngày định trệ tại các cửa khẩu, các ngành, cơ quan VN đã tích cực, chủ động phối hợp với TQ thông quan, giải tỏa cơ bản hàng chục nghìn tấn sản phẩm nông nghiệp. Tất nhiên, việc giao thương hàng hóa giữa hai nước chỉ có thể bình thường hoàn toàn khi dịch bệnh được khống chế, dập tắt, tuy nhiên, những nỗ lực, kết quả trên của các cơ quan VN chí ít cũng làm vơi đi phần nào nỗi lo của người nông dân về đầu ra cho sản phẩm.
Không chỉ nông sản, ngay trong những ngày chống dịch dữ dội nhất này, Chính phủ và người dân VN đang thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ, phấn đấu cho mục tiêu kép: kiểm soát, đẩy lùi được dịch bệnh COVID-19, giảm thiểu tác động đến cuộc sống người dân, nền kinh tế, kiên quyết giữ vững, phấn đấu và hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội đặt ra – như ông Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh vừa qua.
Không chỉ người VN thấy và tự hào với nỗ lực, kết quả của chính mình. Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 16/2, đánh giá về khả năng đối phó với dịch của VN, khẳng định: Năng lực của VN trong việc xử lý các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi đã tăng lên đáng kể. Kết quả này có được sau nhiều năm đầu tư tăng cường năng lực cốt lõi – bao gồm giám sát và đánh giá nguy cơ, năng lực phòng thí nghiệm, năng lực phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý lâm sàng, truyền thông nguy cơ,v.v...- như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (IHR) (2005)
“Chúng tôi gọi đây là năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp, và năng lực này đã được thử thách và kiểm nghiệm qua các sự kiện thực tế ở VN, và bây giờ là Covid-19” – nguyên văn nhận định của đại diện WHO.
Vậy mà, kết quả cụ thể, tích cực của VN trong phòng chống Covid-19 lại đang khiến nhiều kẻ khó chịu, ấm ức.
Lòng thù hận đối với Nhà nước VN khiến họ cố tình nhắm mắt làm ngơ với thực tế; cố tình không ghi nhận sự quyết liệt của nhà nước, chính phủ, đội ngũ cán bộ y tế cùng sự đoàn kết của người dân trong phòng chống dịch...
Họ a dua nhau tung ra những lời lẽ rất thiếu khách quan, tạo lập cả tá tin giả trên mạng xã hội, cho rằng: VN không có khả năng ứng phó dịch; VN bưng bít thông tin về diễn biến dịch Covid-19 để tránh sự hốt hoảng trong người dân.
Trong cơn bão covid -19, một số “còm viên” còn đưa những bình luận độc địa, kiểu “mong cho nền kinh tế nước nhà sập bà nó đi”; xuyên tạc rằng “VN đang tính mời học sinh đi học. Vì học sinh đến trường, phụ huynh đưa đón sẽ tạo sinh khí và một chút an tâm nào đó cho xã hội (!?)”; cùng nhiều lời lẽ thô thiển thóa mạ nhà nước, chính phủ...
Dù thế, những người tỉnh táo đâu dễ bị lừa.
Bởi lẽ, họ hiểu rằng: chửi đổng, thóa mạ nhà nước, chế độ là việc thường ngày của những phần tử bất mãn luôn nuôi chí thù hằn và những “còm viên” luôn ôm mãi định kiến sai trái.
Các trường hợp tung tin sai sự thật về dịch bệnh; hoặc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi đều phải bị xử lý nghiêm khắc.
Trả lờiXóaTung tin sai sự thật là gây hoang mang dư luận; ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ; do đó phải xử lý nghiêm.
Trả lờiXóaKhi cả nước đang chung tay chống dịch; thì các thế lực thù địch lại đưa tin sai sự thật về dịch Covid-19, gây hoang mang dư luận, hàm chứa nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóa