Trên mạng thời gian qua, có nhiều ý kiến sai trái tập trung tấn công vào định hướng XHCN (ĐHXHCN) trong quá trình phát triển kinh tế thị trường (KTTT) ở nước ta với nhiều luận điệu sai trái. Chẳng hạn, họ cho rằng việc Đảng ta đưa ra ĐHXHCN là thừa, là vô nghĩa và chỉ cần đặt vấn đề xây dựng nước ta dân giàu, nước mạnh là đủ, cần gì phải ĐHXHCN (!), là vì theo họ dòng sông tự nó chảy ra biển cần gì phải uốn nắn (!); rằng nước ta tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một điểm kỳ quặc, trái quy luật (!), vì thế, hãy tạm gác lại mục tiêu đi lên CNXH và lùi về với cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân là đúng đắn nhất (!) v.v…và v.v…
Viện cớ các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, hệ thống XHCN lâm vào thoái trào, những người chống đối chủ nghĩa Mác-Lênin ở nước ta vội vàng kết luận: CNXH theo lý thuyết của Mác-Lênin là siêu hình, giả tưởng. Chủ nghĩa đó không phải là chân lý khoa học, không thể kiểm nghiệm được trong thực tế; nó chỉ tồn tại trong những bộ óc hoang tưởng và bệnh hoạn, được Đảng Cộng sản bơm lên thành học thuyết chính thống, để áp đặt sự cai trị của mình lên toàn xã hội (?). Theo họ, định hướng tới một xã hội không có thực, một xã hội mà Đảng lãnh đạo xã hội cũng không hình dung rõ diện mạo và kích thước lịch sử của nó như thế nào, thì đó chỉ là những thứ định hướng “tù mù”, “hư ảo” (!); rằng dẫn dắt đất nước gần trăm triệu người tới một xã hội hư ảo như vậy, quả thật là nguy hiểm và tội lỗi! Có một số ý kiến còn phê phán Đảng ta “chủ trương KTTT theo ĐHXHCN” là đem “kinh tế tư bản” nhập với “chính trị cộng sản” để thành một thứ xã hội hổ lốn, không ra môn cũng không ra khoai (!)
Họ cho rằng, VN hiện nay đang đứng ở ngã ba đường không biết đi theo con đường nào. Không nên cứ tôn thờ CNXH một cách lý thuyết suông mà không hòa nhập với thời đại đi theo con đường TBCN. Tự giác thì đến đích nhanh hơn, không tự giác thì tất yếu cũng phải đi theo con đường đó, nhưng đến đích đau đớn hơn, chậm chạp hơn. Vừa qua, họ đã đưa ra luận điệu xảo quyệt và thâm độc mới: “Con đường mà VN muốn đi là thứ CNTB theo ĐHXHCN, nhưng con đường này không thành công vì không thể nào giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa độc lập với nhau (!) Một số người cố tình phủ định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước khi cho rằng: “KTTT sẽ từng bước làm thay đổi bản chất chế độ XHCN còn non trẻ, ốm yếu ở VN. Nếu Mỹ chịu chờ đợi thêm ít lâu nữa thì sẽ tới một ngày VN chỉ còn là cộng sản trên danh nghĩa”.
Có ý kiến cho rằng “ĐHXHCN” là giáo điều, sách vở, xuất phát từ “định đề giai cấp” chứ không xuất phát từ thực tiễn VN! Theo họ phải từ bỏ “ĐHXHCN” thì mới phù hợp với thực tế của đất nước, xu thế phát triển của thời đại ngày nay. Họ cho rằng, quan hệ sản xuất mà chúng ta đang xây dựng hiện nay chỉ là phương tiện để phát triển lực lượng sản xuất và do chúng ta xây dựng quan hệ sản xuất XHCN bằng mọi giá nên lực lượng sản xuất của ta thấp kém, trì trệ (!). Một số ý kiến lại cho rằng, không nên phân chia kinh tế theo tiêu chí quan hệ sản xuất mà lâu nay vẫn làm, như: kinh tế nhà nước, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo họ, cách phân chia đó dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước, không có lợi cho việc phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế khác. Vì vậy nên thay bằng phân chia nền kinh tế theo tiêu chí nhỏ và lớn. Họ cho rằng, chỉ bằng cách xóa bỏ một dấu hiệu quan hệ xã hội của sản xuất thì mới có sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế (!)
Những luận điệu trên đây là hết sức sai trái và phi thực tế. Có thể nói KTTT ở nước ta đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Tất nhiên, nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra là phải nhanh chóng phát triển nền KTTT đang phát triển ở nước ta từng bước tiếp cận với hiện đại và tiếp thu những thành tựu của KTTT thế giới. Đồng thời trong quá trình phát triển, phải phát huy mạnh mẽ mặt tích cực đồng thời hạn chế mặt tiêu cực, đi đến kiểm soát được sự phát triển của KTTT và làm cho nó đi đúng ĐHXHCN thì mới thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH. Điều đó có căn cứ và xuất phát từ lý luận của đường lối Đổi mới và từ thực tiễn của đất nước khi mà chúng ta ký hiệp định thương mại với Mỹ, với Liên minh châu Âu và với nhiều nước trên thế giới.
Quốc Trung
không nên nhận xét không có cơ sở khoa học
Trả lờiXóaTrên thế giới này, không tổ chức, cá nhân nào có tư cách đòi hỏi Việt Nam phải theo ý muốn của họ; Việt Nam có lập trường, quan điểm riêng của mình. Các nhà dân chủ giả tạo không có đóng góp gì cho đất nước Việt Nam thì đừng có đòi hỏi và chọc phá nữa.
Trả lờiXóaBọn phản động thường dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật và chống đối Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải tích cực đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch điên cuồng chống phá Việt Nam trên mọi phương diện; vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác để không bị kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa