Social Icons

Pages

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Đổi mới tư duy từ lịch sử đến hiện tại

Lịch sử chứng minh, khi thay đổi tư duy hay đổi mới tư duy, mỗi cá nhân hoặc một tập thể, dân tộc luôn tạo ra động lực to lớn và phương pháp mới vượt qua cản trở, thách thức, gặt hái thành công mà nếu trên nền tảng tư duy cũ khó có thể tưởng tượng được.
Câu chuyện đổi mới tư duy kinh tế
Người ta vẫn thường nghe cụm từ “Công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam”… Vậy nguồn gốc, bản chất của nó xuất phát từ đâu?
Thực tế lịch sử đầu thế kỷ XX ở Liên Xô và giữa thế kỷ XX ở Việt Nam đều cho thấy mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mà nòng cốt là thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là mô hình cực kỳ hiệu quả phục vụ cho thời kỳ chiến tranh và thực hiện công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập quốc gia.
Khi miền Bắc Việt Nam đã được giải phóng khỏi sự lệ thuộc của nước ngoài, từ những năm 60 thế kỷ XX, ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú bấy giờ đã đi vào lịch sử kinh tế Việt Nam với vai trò là nhà lãnh đạo địa phương khởi xướng đề ra văn bản triển khai khoán hộ, một hình thức kinh tế tư nhân, phát huy tiềm năng lợi ích cá nhân để thúc đẩy sản xuất phát triển, khởi đầu trong nông nghiệp. Ông nhận thấy, mô hình hợp tác xã – đang triển khai rầm rộ lúc đó – đã bắt đầu làm triệt tiêu động lực lao động, làm bần cùng hóa xã viên, khi họ những người lao động ai cũng như ai chỉ được được 2 đến 3 lạng thóc/1 công. Cơ chế kinh tế tập thể ở nông thôn lúc đó khiến cho nông nghiệp đình đốn, hợp tác xã tan rã, đời sống nông dân khó khăn, thiếu cái ăn trầm trọng.

“Khoán hộ” đã ngay lập tức mang lại hiệu quả cho Vĩnh Phú nhưng cũng được coi là một sự “vượt rào”, đi chệch đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp “cải tạo dần dần nền nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội”. Nhưng sau quá trình tranh luận trong nội bộ, cuối cùng Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đi đến đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, chấp nhận khoán hộ, mở ra con đường thoát khỏi khủng hoảng kinh tế những năm 80 thế kỷ XX (ai sinh ra những năm 50, 60 thế kỷ XX đều chứng kiến những giai đoạn lịch sử này của đất nước).
Chỉ thị 100-CT/TW (khoán 100) ra năm 1981 và Nghị quyết số 10-NQ/TW (Khoán 10) ra năm 1988 (nếu tôi nhớ không nhầm) coi hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, làm thay đổi căn bản nền kinh tế nông nghiệp của cả nước. Từ đó dần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của VN.
Chỉ trong thời gian rất ngắn, Việt Nam đã chuyển từ nước nhập khẩu lương thực sang nước xuất khẩu lương thực. Và nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong khi dân số VN tăng mỗi năm cả triệu người, đất canh tác nông nghiệp hẹp lại do phát triển đường giao thông, công nghiệp và đô thị. Hàng hóa các loại đều phong phú. Hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu, WTO, FTA với nhiều nước, nay là EVFTA…!
Đó là kết quả của đổi mới tư duy.
Tư duy thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 và AVFTA
Khi thế giới đang trên đường cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đổi mới tư duy để làm ăn kinh tế quốc tế và thích ứng với thời kỳ 4.0 lại tiếp tục là đòi hỏi tất yếu để phát triển. Thế giới sẽ chứng kiến IoT cùng với Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ trên các lĩnh vực khác cho loài người chứng kiến đầu tiên trong lịch sử, những vật vô tri vô giác cất tiếng nói, giao tiếp với nhau và với con người… Theo đó cách thức sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế của loài người sẽ thay đổi ngoạn mục. Bắt đầu là các hoạt động kinh doanh điện tử, mua bán online, Internet banking… cái gì cũng có thể thực hiện trên “thế giới ảo” do trí tuệ của con người cài đặt !
Tư duy nhiều nhà lãnh đạo VN hiện nay đã thích ứng với 4.0. Điều đáng mừng, từ ông Thủ tướng đến lãnh đạo chính quyền địa phương đã cho thấy sự nhìn nhận rõ rằng, chìa khóa để làm đất nước trở nên thịnh vượng là cải cách thể chế, tiếp tục cải cách, đổi mới để phát triển phát huy những giá trị của kinh tế thị trường, nắm bắt cơ hội mới theo xu thế hiện đại.
Nhất là khi ta gia nhập AVFTA. Điều quan trọng nhất là luật pháp, chính sách phải lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể để cùng đồng hành; hỗ trợ sao cho người dân, doanh nghiêp tin tưởng đầu tư kinh doanh và phát triển được hết các tiềm năng.
Từ lịch sử đến hiện tại cho thấy, đổi mới tư duy sẽ luôn mang lại động lực lớn cho phát triển. Mọi đường lối, chính sách lớn, nhỏ của quốc gia đều do con người nghĩ ra, phụ thuộc vào tư duy của con người.
Việt Nam gia nhập AVFTA thể hiện tâm thế tự tin, tự chủ và đổi mới. VN đối phó thành công với COVID19 và thích ứng trong việc chuyển hướng đưa thị trường sản phẩm của mình ra các thị trường Mỹ, Ấn Độ… thay thế thị trường Trung Quốc.
Vậy mà vẫn có người nói rằng, “Với thực trạng quản lý đất nước như hiện nay, cái lợi của Hiệp định này rất dễ lọt vào tay Trung Quốc!”…
Ai nói gì thì nói, tôi thấy rõ một Việt Nam tự tin làm chủ luân phiên các diễn đàn từ Liên hợp quốc đến ASEAN, rồi thì là làm ăn ngang hàng với các loại FTA, EVFTA chứ chả nói chơi!…

4 nhận xét:

  1. Mọi người dân hãy tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, chớ nghe những phán xét vô căn cứ

    Trả lờiXóa
  2. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn đem lại lợi ích cho nhân dân lao động, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Tuy nhiên, các phần tử phản động đã lợi dụng vào một số sự việc để xuyên tạc, kích động nhằm hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng ta phải hết sức cảnh giác.

    Trả lờiXóa
  3. Từ lịch sử đến hiện tại cho thấy, đổi mới tư duy sẽ luôn mang lại động lực lớn cho phát triển.

    Trả lờiXóa
  4. Việt Nam tự tin làm chủ luân phiên các diễn đàn từ Liên hợp quốc đến ASEAN, rồi thì là làm ăn ngang hàng với các loại FTA, EVFTA.

    Trả lờiXóa