Trong cuốn Hồi ký của mình mang tên "Tổ quốc trên hết", Đại tướng Lê Đức Anh viết:
"Sau khi giải phóng tỉnh Phước Long, Bộ Chỉ huy Miền bắt tay xây dựng kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn.(…). Cả Bộ Chỉ huy Miền gần như thống nhất sẽ tiến công giải phóng Sài Gòn vào tháng 4 vì sang tháng 5 đã vào đầu mùa mưa ở Nam Bộ, việc cơ động của ta, nhất là tăng, pháo và cơ giới sẽ khó khăn, mà khó khăn nhất là hướng Tây-Tây Nam Sài Gòn, vùng Long An mênh mông đồng nước, kênh rạch và sình lầy. Hướng Tây-Tây Nam là nơi khó nhất vì sình lầy, nhưng đây là một hướng tiến công rất quan trọng vì nhất định ta phải nhanh chóng chia cắt quân địch trên tuyến Quốc lộ số 4 để quân địch ở Sài Gòn không thể co cụm xuống cố thủ ở Tây Đô (Cần Thơ). Nếu địch co cụm được về đó thì phức tạp, “trận đánh cuối cùng” của ta sẽ không 'thuận buồm xuôi gió.'
Ngược lại, nếu ta chia cắt được Quốc lộ 4 thì Quân đoàn 4 và quân địch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không thể kéo về ứng cứu cho Sài Gòn. Tôi và anh Hai Tưởng (Thiếu tướng Lê Văn Tưởng) được đảm trách chỉ huy và lãnh đạo cánh quân tiến công trên hướng Tây-Tây Nam, một trong 5 cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử"./.
Chiến dịch lịch sử mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra thần tốc, táo bạo và giành toàn thắng với sự kiện Tổng thống ngụy buộc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Trả lờiXóaGiá trị, ý nghĩa và tầm vóc vĩ đại của Chiến thắng 30/4/1975 đã được lịch sử kiểm chứng sáng tỏ, rõ ràng. Vì vậy không thể đổi trắng thay đen về ý nghĩa chiến thắng lịch sử 30/4/1975 được.
Trả lờiXóaĐại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử cùng với Bộ Tư lệnh chiến dịch đã chỉ huy rất tài tình; do đó đã giành thắng lợi.
Trả lờiXóa