Social Icons

Pages

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

BÀI HỌC XƯƠNG MÁU TỪ NHỮNG ÂM MƯU "CÁCH MẠNG MÀU"- "MÙA XUÂN Ả RẬP".

"Cách mạng hoa nhài" sau đó Mỹ và phương Tây đổi thành " Mùa Xuân Ả Rập"
"Mùa xuân Ả Rập” trở thành Mùa xuân chết chóc, mùa Xuân ly tán, đổ vỡ, đất nước dân tộc nội chiến tan hoang, tương lai mờ mịt.
Lybia từng là nước giàu nhất châu Phi, có GDP bình quân đầu người năm 2010 là 12.000 USD.
Tunisia từng là một trong những quốc gia phát triển thịnh vượng ở Bắc Phi, được xem là một điển hình kinh tế ở châu Phi.
Trong khi đó Ai Cập được lọt vào nhóm “Tám sư tử châu Phi” về phát triển kinh tế.
Chỉ có Yemen là có sự khác biệt.
Có một điều phải thừa nhận rằng, ở các quốc gia này, sự phân cực giàu nghèo là rất lớn, điều kiện sống của người dân không được chính phủ quan tâm;
Tình trạng độc đoán, quan liêu, tham nhũng hoành hành; nội bộ giới cầm quyền mất đoàn kết, hình thành lợi ích nhóm giữa các phe phái.
Đây chính là nguyên nhân bên trong và là kẽ hở nghiêm trọng để các thế lực bên ngoài lợi dụng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia đó, gây nên tình hỗn loạn về chính trị và dẫn đến khủng hoảng, xung đột.
Các thế lực bên ngoài với những toan tính lợi của mình, khi nhìn thấy nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn, nhất là dầu mỏ cùng vị trí địa chiến lược rất quan trọng ở các nước Trung Đông - Bắc Phi nên đã tìm cách can thiệp vào.
Họ muốn thiết lập chính phủ thân mình để tiện bề cho việc thực hiện những toan tính.
Bên cạnh đó, các thế lực bên ngoài còn hỗ trợ cho sự ra đời và nuôi dưỡng hàng trăm tổ chức phi chính phủ, đầu tư phát triển mạng xã hội và hậu thuẫn cho các lực lượng chính trị đối lập để chuẩn bị cho các cuộc “cách mạng” lật đổ chính quyền đương nhiệm và thiết lập chính quyền mới.
Hệ quả từ những nguyên nhân vừa trực tiếp vừa sâu xa, vừa bên trong vừa bên ngoài này đã đẩy các nước ở Trung Đông - Bắc Phi rơi vào khủng hoảng, với những cuộc đấu đá quyền lực đẫm máu giữa các phe phái ở trong nước, cùng sự tranh giành ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài.
Từ đó đã gây nên thảm cảnh “huynh đệ tương tàn”, nồi da nấu thịt người dân, mà Ai Cập, Lybia, Syria, Yemen là những minh chứng rõ ràng nhất cho cuộc “cách mạng mùa xuân” này.
Tính riêng cuộc khủng hoảng ở Yemen. kể từ khi nổ ra cuộc chiến tranh quy mô lớn, đã cướp đi sinh mạng của gần 10.000 dân thường, trong đó có khoảng 20% là trẻ em;
Hơn 49.000 người bị thương, gần 200.000 người phải tị nạn sang các nước láng giềng và hơn 20 triệu người cần phải được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cả về lương thực và thuốc chữa bệnh, đã tạo ra một thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới. [1] theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, kể từ khi xảy ủa "mùa Xuân Ả tập"- xung đột bùng phát tại nước này vào tháng 3/2011 đã có hơn 360.000 người thiệt mạng, với khoảng 30% là dân thường, trong đó có hơn 20.000 trẻ em và gần 13.000 phụ nữ, hàng triệu người mất nhà cửa.
Có lẽ hiện tại, những người dân ở các nước trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi nói chung - nơi đã từng bị “Mùa xuân Ả-rập” quét qua và ở Yemen nói riêng, sẽ lại đang mơ ước được trở lại những ngày tiền “Mùa xuân Ả-rập”.
Bởi tuy những ngày đó cuộc sống của họ có thể vẫn vất vả, tình trạng chính trị - xã hội ở những khía cạnh nào đó có thể khiến họ chưa bằng lòng, nhưng dù sao họ vẫn có được một cuộc sống bình yên, đất nước họ không có chiến tranh và không phải đổ máu.
Rõ ràng, những viễn cảnh “thiên đường” của “Mùa xuân Ả-rập” chẳng qua cũng chỉ là những “bánh vẽ”.
Sự ngộ nhận của người dân về một “thiên đường của mùa xuân” đã khiến họ tự chuốc lấy thảm kịch, mà không thể tìm đâu ra lối thoát để trở về những năm tháng tiền “mùa xuân”.
Chẳng phải cái giá mà các quốc gia liên quan đã phải trả cho Mùa xuân Ả Rập quá đắt hay sao khi cả khu vực không được yên bình, khi sự phân bè chia phái ngày càng trầm trọng, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hoành hành trong khi cực đoan hóa tôn giáo gia tăng? Đó là chưa kể các đối tác bên ngoài tăng cường hiện diện và can thiệp quân sự trực tiếp, chi phối diễn biến tình hình và xây dựng phạm vi ảnh hưởng. Đã 10 năm trôi qua nhưng vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi mùa xuân kia rồi sẽ đưa khu vực đến đâu.
Có thể nói rằng, “Mùa xuân Ả-rập” đã cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nhỏ một bài học về độc lập, tự chủ và lấy dân làm gốc.
Vì vậy, đừng bao giờ mơ mộng và ảo tưởng về một “mùa xuân” như đã từng xảy ra ở Trung Đông - Bắc Phi, bởi đó là mùa Xuân chết chóc, là chiến tranh, là nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn, là đất nước, dân tộc sẽ tụt hậu hàng chục năm nữa...

2 nhận xét:

  1. Chúng ta đã rút được kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng màu của các nươc trên thế giới; do đó đã ngăn chặn, đập phá được âm mưu của các thế lực thù địch

    Trả lờiXóa
  2. “Mùa xuân Ả-rập” đã cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nhỏ một bài học về độc lập, tự chủ và lấy dân làm gốc

    Trả lờiXóa