Social Icons

Pages

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

DẮT MŨI ĐÁM ĐÔNG

Cách đây không lâu, tôi có đọc được một cuốn sách có tên là “The lonely Crowd” (tạm dịch là “Đám đông cô đơn”) của David Riesman (xuất bản năm nào thì tôi cũng không nhớ rõ lắm). Cuốn sách cũng khá dày và thú thật với những loại sách nghiên cứu có tầm “nặng đô” như thế này tôi cũng không mấy khi có hứng thú và đủ kiên nhẫn về mặt thời gian để ngẫm kỹ. Bản thân tôi cũng nghĩ những thể loại
sách như thế này sẽ rất khó để thu hút được độc giả trẻ - những người thường “nghiền” các truyện như trinh thám, ngôn tình, giả tưởng… đại loại thế.
Thời gian gần đây, có lẽ vì truy cập internet thường xuyên nên tự nhiên tôi lại nghĩ đến cuốn “Đám đông cô đơn” đó – Cuốn sách mà tôi không mấy ấn tượng trước đây. Khỏi mất công lục tìm, tôi lang thang trên mạng tìm kiếm về cuốn sách đó và càng bị cuốn hút bởi những gì cuốn sách viết. Tôi tiếp tục tìm hiểu thêm về cuốn “tâm lý học đám đông” của Gustave Le Bon và cuốn “The wisdom of Crowds” (Trí tuệ đám đông) của một nhà báo người Mỹ. Tuy để thực chất mà “xử lý” những ”món” này thì tôi thú thực là chưa đủ trình, nhưng xin mạn phép bàn luận đôi điều cho có gọi là, và cũng xin được phép gắn những luận bàn của cá nhân về “đám đông” vào tình hình hoạt động của các tổ chức, các đối tượng phản động, các phần tử chống đối hiện nay.
Nếu xét trên diện đó, rõ ràng hiện tượng tâm lý đám đông có tác động mạnh mẽ hơn ở mọi lứa tuổi, song phần nhiều là ở lứa tuổi còn trẻ, số đối tượng có lập trường tư tưởng chưa vững vàng, chính kiến chưa thực sự ổn định. Chiếu theo tình hình của các đối tượng phản động thì đó là tâm lý đám đông của những người có chung tư tưởng, quan điểm chống đối, thù địch. Một phần trong số đó có tư tưởng, hành vi thường bị chi phối bởi các quy luật xã hội và dần mất đi chủ kiến của bản thân, nghe và tin theo những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, trái sự thật. Chính vì thế mới xuất hiện những thứ hành động mang tính đám đông hay phong trào, chúng đang ăn sâu trong suy nghĩ của từng đối tượng và trở nên đáng ngại. Đáng ngại vì sao? Theo Gustave Le Bon có phân tích trong cuốn “tâm lý học đám đông” thì “những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa”.
Rõ ràng nếu dựa theo những phân tích đó của Le Bon thì rõ ràng rất đúng với tình hình hiện nay của các tổ chức, các hội nhóm, các đối tượng phản động, các phần tử chống đối (gọi chung là các thế lực thù địch). Tâm lý đám đông có thể là hiệu ứng tốt và cũng có thể xấu tùy vào tính nhận thức. Và thực tế đã chứng minh các thế lực thù địch đã lợi dụng “tâm lý đám đông” trong phần lớn các hoạt động của chúng để từng bước thực hiện các âm mưu chống phá của mình. Về phía ngược lại, nhiều người lại bị chính “tâm lý đám đông” tác động, khiến họ a dua, chạy theo những cái không hay, không đúng và ảnh hưởng xấu tới không chỉ cá nhân người đó mà rộng ra là xã hội. Cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, thái độ, lời nói của họ bị tác động bởi những người bên ngoài và họ dễ dàng “đánh mất chính mình”.
Tôi xin lấy một ví dụ thế này: có một status, hay một bài viết, một hình ảnh, một video gây “sock” trên facebook, khi đó sẽ có hàng nghìn những lời bình luận (comments). Có những người đọc, hiểu và đưa ra ý kiến của bản thân, cũng có cả những người chắc gì đã đọc bài viết hay hiểu ý nghĩa của câu status đó, song thấy người ta phê phán, chê bai, hay khen ngợi, mình cũng phải “vào hùa” khen ngợi hay chê bai. Không ít người khen, chê dựa vào thái độ của những người trước đó. Có nhiều trường hợp xảy ra “bút chiến” giữa các nhóm vì những lời nhận xét khác nhau, dần dần đi quá xa so với những gì bài viết đề cập. Hay một ví dụ thực tế hơn là trong dòng người biểu tình, nếu để ý trong thời gian gần đây thì các bạn sẽ thấy điều tôi nói chắc có ý đúng. Nhiều người đứng trong đám đông hò reo, người vốn nhút nhát có thể mạnh dạn hò reo khản cổ. Có người đang đi đường, thấy đám đông biểu tình, ban đầu dừng lại tò mò, sau bị tâm lý đám đông cuốn đi, nhập cuộc luôn, khiến đám đông trở nên đông hơn. Thực tế thì có nhiều người trong biển người hô vang khẩu hiệu yêu nước, tự nhiên họ thấy lòng rạo rực, lâng lâng cảm xúc, rồi cũng sẽ cùng góp thêm một tiếng hô, chứ thực ra nhiều người không hiểu được hành động, lời nói, thái độ họ đang làm lúc đấy có ảnh hưởng xấu thế nào, họ đang nhầm lẫn, thể hiện lòng yêu nước không đúng lúc, đúng nơi. Thay vào đó, còn tiếp lửa cho các thế lực thù địch, bọn chúng chỉ chờ có thế và mỉm cười sung sướng khi kế hoạch “lợi dụng tâm lý đám đông” để có hiệu quả. Thế đây, nếu nói việc “thể hiện” lòng yêu nước dưới cái trạng thái “bị lợi dụng” như thế thì họ đang gián tiếp làm mất đi lòng tự tôn dân tộc, làm mất đi sự tương thân tương ái, đoàn kết muôn người như một của nhân dân Việt Nam từ trước tới nay.
Nhìn thì cứ tưởng là “đám đông”, nhưng thực ra đó là “đám đông cô đơn”. Nếu bạn chiếu theo hướng phân tích đó vào trong vụ việc phức tạp về ANTT xảy ra gần đây thì bạn sẽ “gật đầu” trước những lời tôi nói. Vì thế hãy thực sự tỉnh táo, thoát khỏi căn bệnh do chính mình mắc phải để trở thành một công dân sống có ích đối với đất nước. Từ đó để thấy, chúng ta cần phải hiểu rõ tính hai mặt của “tâm lý đám đông”…, có thể tốt, có thể xấu, có thể tích cực và có thể cũng tiêu cực…. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc định hướng cho “đám đông”, để “đám đông” hiểu và thực sự hiểu rằng “đám đông” là “không cô đơn”./.

2 nhận xét:

  1. Nếu không có lập trường vững vàng thì rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng để làm việc xấu; nhưng cũng cần có định hướng, giáo dục để mọi người đều hiểu không a dua theo đám đông để làm việc xấu

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta cần phải hiểu rõ tính hai mặt của “tâm lý đám đông”…, có thể tốt, có thể xấu, có thể tích cực và có thể cũng tiêu cực….

    Trả lờiXóa