Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Những cái giá phải trả cho nhận thức sai lầm về quyền tự do ngôn luận.

Trong những ngày cuối tháng 5 vừa qua, những ai thường có thói quen lướt Web- đọc thông tin trên internet, mạng xã hội thì đều thấy cơ quan chức năng vừa bắt tạm giam hai kẻ vi phạm pháp luật. Đó là trường hợp Blogger “Bà Đầm Xòe- Phạm Thành” (PT) bị bắt ngày 21-5, do Y đã xúc phạm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng Và Nguyễn Tường Thụy (NTT), bắt tạm giam vào sáng ngày 23-5-2020, về tội “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” (Điều 117 bộ Luật Hình Sự, 2019). Cả hai trường hợp nói trên đều vi phạm pháp luật về quyền tự do ngôn luận báo chí (TDNLBC).
Vậy quyền tự do ngôn luận báo chí (TDNLBC) là gì? Trong bối cảnh internet, mạng xã hội như ngày nay có điều gì cần lưu ý?
Theo nghĩa thông thường, quyền TDNLBC được hiểu- đó là một quyền con người, quyền công dân. Về nội dung, đó là quyền của tất cả mọi người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật,…tuỳ theo sự lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, QTDNLBC ở mỗi thể chế xã hội khác nhau, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì lại được quy định khác nhau. Sự khác biệt này chủ yếu do truyền thống lịch sử và tính chất của chế độ xã hội quy định và thường được quy định về hạn chế quyền.
Về nguồn gốc quyền TDNLBC có thể nói đến nhiều văn kiện quốc tế và Việt Nam.
Về văn kiện quốc tế có thể nói đến Hiến chương Liên hợp quốc,1945. Năm 1966 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Việt Nam đã gia nhập, 1982) đã quy định cụ thể hơn về quyền này. Tại khoản 2, Điều 19 quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, …”. Khoản 3, Điều 19 cũng quy định “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a- Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác. b- Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”.
Ở nước ta, QTDNL báo chí đã từng bước được xác lập và ngày càng hoàn thiện. Năm 1989, Quốc hội thông qua Luật Báo chí. Mười năm sau, năm 1999, Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1989. Năm 2016, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội khóa XIII thông qua (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017).
Hiến pháp năm 2013 đã giành riêng một chương (Chương II) quy định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó Điều 25 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”; đồng thời Điều 25 cũng nêu nguyên tắc hạn chế quyền: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định tại Chương II về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Trong đó, Điều 13 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”; Đặc biệt khoản 3, Điều 13 quy định: “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”. Đồng thời cũng quy định: “Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”.
Cái sai “chết người” của PT và NTT ở đây là ở chỗ: Họ đã xúc phạm nhân phẩm, danh dự Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trên cả hai phương diện: 1-Là một công dân Việt Nam (được pháp luật bảo vệ) và 2-Trên cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước được toàn Đảng, toàn dân kính trọng- tín nhiệm- đương nhiên cũng được thể chế xã hội bảo vệ.
Phân tích hai trường hợp này có nhiều tài khoản blogger cho rằng, những kẻ này vốn là những kẻ chống phá chế độ đã lợi dụng xã hội đang tập trung vào chống đại dịch covid để phát tán thông tin xấu độc chống chế độ.
Trong điều kiện hiện internet, mạng xã hội, một số kẻ nghĩ rằng trên thế giới ảo thì sự vi phạm pháp luật của chúng có thể bị các cơ quan chức năng bỏ qua. Hai trường hợp vừa bị cơ quan chức năng bắt vừa qua là những trường hợp vi phạm pháp luật trên internet, mạng xã hội. Điều 16, Luật An ninh mạng quy định về tội:
a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Chứng cứ mà các cơ quan chức đã thu thập được là các thông tin ở các tài khoản của chúng trên internet, cũng như những tài liệu còn được lưu giữ trên máy tính và điện thoại di động mà chúng đang sử dụng.
Kết luận.
Việc hai blogger của Đài Á Châu Tự Do- 1-Phạm Thành (viết, xuất bản sách bôi nhọ đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng); 2- Nguyễn Tường Thụy (làm ra tàng trữ nhiều tài liệu xấu độc) bị bắt và xử lý là đúng với các quy định của pháp luật Việt Nam./.

2 nhận xét:

  1. Các đối tượng chuyên chống phá nhà nước ta phải bị nghiêm trị trước pháp luật

    Trả lờiXóa
  2. Tất cả những kẻ phản quốc, hại dân phải bị trừng trị thật nghiêm khắc

    Trả lờiXóa